cho câu thơ : " hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ ".
câu 1: hãy nhớ và ghép những câu thơ còn lại để có 1 đoạn thơ hoàn chỉnh đoạn thơ.
câu 2: nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép.
câu 3: nhận xét về giọng thơ của khổ thơ cuối ?
câu 4: chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
câu 5: hãy viết ra 1 đoạn diễn dịch trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên
Quảng cáo
1 câu trả lời 6849
Câu 1: hãy nhớ và ghép những câu thơ còn lại để có 1 đoạn thơ hoàn chỉnh đoạn thơ.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu 2: nêu nội dung chính của đoạn thơ:
Đoạn thơ là nỗi niềm da diết nhất trong tâm sự của vị chúa sơn lâm bị sa cơ thất thế, nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con hổ trước thực tại tù hãm, giam cầm ngột ngạt.
Câu 3: nhận xét về giọng thơ của khổ thơ cuối:
Sự mãnh liệt của cảm xúc thể hiện qua: Giọng thơ sôi nổi, da diết và hùng tráng với nhịp điệu linh hoạt; mạch thơ cuồn cuộn, dạt dào.
Câu 4: chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
- Biện pháp điệp từ " hỡi " ta cảm nhận được khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng.
Câu 5:
Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo, phải có cái chất, cái tôi riêng và nhà thơ Thế Lữ cũng vậy, cái chất riêng ở giọng thơ hùng dũng, mãnh liệt đậm như hình ảnh oai hùng của chúa sơn lâm, một tiếng thét làm rúng động cả núi rừng, bộc lộ tư thế hiên ngang, phong thái cai trị lừng lẫy của một vị vua.
Với giọng thơ da diết, nhà thơ đã đúc kết nỗi niềm của vị chúa tể rừng xanh bị sa cơ thất thế trong khổ thơ cuối cùng:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!…
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Từng câu từng chữ trong đoạn thơ đã phản ảnh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con hổ trước thực tại tù hãm, giam cầm ngột ngạt. Có thể nói, bút pháp khoa trương của nhà thơ đã đạt tới mức thần diệu, ta cảm nhận con hổ chính là một con người thực thụ. Trong hoàn cảnh giam cầm, bế tắc con hổ chỉ còn biết gửi hồn mình về với chốn núi rừng đại ngàn, gửi về chốn nước non hùng vĩ, nơi giang sơn xưa kia của giống hùm thiêng ngự trị. Nỗi buồn về thực tại đã làm tê tái tâm hồn, từ đáy lòng, con hổ thốt lên tiếng than ai oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”. Có thể thấy, tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam, đặc biệt là các thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Chúng ta đang phải sống trong cảnh nô lệ, tù hãm, ôm trong lòng nỗi căm hờn mất nước, mất tự do và hoài niệm về thời oanh liệt của lịch sử nước nhà với biết bao chiến công chống giặc ngoại xâm lừng danh khắp cõi.
Tác giả Thế Lữ đã mượn lời của con hổ, nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc nỗi u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Đó là sự thức tỉnh trong ý thức cá nhân, đồng thời là niềm bất mãn, khinh ghét với thực tại nô lệ bất công. Đọc đoạn thơ, ta cảm nhận được tiếng than tiếc và nỗi lòng của người dân đau khổ trong thân phận nô lệ, cũng như một khát vọng to lớn được trở về với quá khứ, được sống tự do và được là chính mình.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
27171
-
1 7526