Quảng cáo
3 câu trả lời 124
Rối loạn ngôn ngữ là một loại rối loạn về giao tiếp, thường gặp ở trẻ em và cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Trẻ mắc bệnh này thường gặp khó khăn để hiểu và giao tiếp hằng ngày1l. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia thành 2 dạng là:
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mà mình nghe và đọc.
Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, có thể trẻ hiểu vấn đề nhưng lại cảm thấy khó khăn khi nói, diễn đạt và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tổn thương não do dị tật bẩm sinh, tai nạn, hở hàm ếch, các vấn đề về thính lực, hoặc một số rối loạn bẩm sinh như bại não.
Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, biểu đạt và tiếp thu kiến thức ở trẻ. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè.
Đối với người lớn, rối loạn ngôn ngữ có thể dẫn đến việc thường hay “ừm”, “ờm” do không chọn được từ ngữ phù hợp, hay nói sai thứ tự các chữ trong câu, thường bỏ mất chữ khi nói, và thường lặp lại câu hỏi trong thời gian suy nghĩ câu trả lời.
Để khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, ba mẹ có thể áp dụng những giải pháp hỗ trợ bé hiệu quả như kiểm tra tổng thể sức khỏe và điều trị bệnh căn nguyên (nếu có), thực hiện âm ngữ trị liệu, và chăm sóc người bệnh tại nhà.
Rối loạn ngôn ngữ được định nghĩa là những rối loạn mắc phải tại bất cứ giai đoạn nào, thành phần nào trong quá trình nêu trên. Nguyên nhân cốt lõi của rối loạn ngôn ngữ là do các tổn thương trên hệ thần kinh trung ương, làm mất tính toàn vẹn về chức năng của bán cầu não.
Rối loạn ngôn ngữ cần phải được phân biệt với rối loạn nói. Đây là những bất thường trong quá trình vận động để thể hiện và phát triển ngôn ngữ, không phải do tổn thương thần kinh trung ương.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK5 201949
-
Hỏi từ APP VIETJACK152640
-
Hỏi từ APP VIETJACK33326