Quảng cáo
5 câu trả lời 32633
Trong cuộc sống, đức tính kỷ luật là đức tính quan trọng không thể thiếu để có thể thành công. Thật vậy, đức tính kỷ luật tự giác là đức tính tốt và buộc phải có ở mỗi người để đạt được thành công. Trên thực tế, những người thành công trên khắp thế giới đều có những bí quyết xây dựng kỷ luật, ép mình vào khuôn khổ từ rất sớm vì chính tự bản thân họ mong muốn sự thành công đến với mình. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy một bộ phận không hề nhỏ người VN có ý thức kỷ luật tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Họ ý thức được mong muốn được thành công và theo đuổi ước mơ trong tương lai nên buộc phải tự giác. Với sự mong muốn tự nguyện chứ không hề do ép buộc này, họ đã xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả và cân đối. Đặc biệt là sự chú trọng giờ nào việc nấy và hạn chế sự xao nhãng và trì hoãn trong công việc. Quan trọng nhất, họ ý thức được lười biếng chính là kẻ thù của thành công. Để thành công trong tương lai, việc mỗi người cần làm là nỗ lực và chăm chỉ ngay từ lúc còn học trên ghế nhà trường. Trái lại, một bộ phận người VN chưa có ý thức kỷ luật tự giác. Những biểu hiện của thái độ sống này đó là sự trì trệ, thụ động, luôn đợi nhắc nhở, thúc giục, Tác hại của việc này có thể ở phạm vi cá nhân hoặc tập thể. Ở mức độ ảnh hưởng cá nhân, những người này thường luôn trong tình trạng sấp ngửa, vội vàng, làm việc không đến nơi đến chốn và luôn ỷ lại, trông chờ. Ở mức độ tập thể, đặc biệt là với những công việc có tính dây chuyền cao, chỉ cần 1 chút thiếu kỷ luật là toàn bộ dây chuyền bị ảnh hưởng và sai lệch. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam đang được lan tỏa khá tốt nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người mà hình thành nên đức tính ấy.
Để thành công trong cuộc sống con người phải biết tự kỉ luật và tuân thủ kỉ luật của tổ chức, đoàn thể. Thực tế đã chứng minh người có tính kỉ luật thường dễ thành công trong cuộc sống. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người. Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công. Tính kỉ luật giúp con người xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến, vạch rõ kế hoạch và tập trung được mọi nguồn sức mạnh để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại đến mấy. Nhờ tính kỉ luật cao, công việc càng khó khăn càng khiến họ hứng thú và quyết tâm chinh phục hơn. Họ làm việc hăng say, không biết mệt mỏi, không than vãn cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi. Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng. Nhờ tính kỉ luật con người đã biết tuân thủ giờ giấc làm việc, hình dung mức độ và tiến trình công việc. Việc hoàn thành công việc là một điều tất yếu không thể khác. Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường là những người gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Cha đẻ của hàng nghìn phát minh vĩ đại trên thế giới Thomas Edison đã kiên trì, tự kỷ luật bản thân mình bao nhiêu năm để phát minh ra máy móc và trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại với 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế. Đối với ông: “Thiên tài là 1 Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Họ sống ích kỉ, lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Họ thường bị tập thể khinh chê và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách. Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần rèn luyện ý chí, quyết tâm, hoài bão lớn. Có khát vọng chinh phục những giá trị đỉnh cao trong cuộc sống. Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến kih đạt được nó. Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp. Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là. Không có kỉ luật thì không có thành công. Ít người sinh ra đã can đảm. Rất nhiều người trở nên can đảm hơn là nhờ biết tự rèn luyện tính kỉ luật cho mình. Qua đó, chúng ta cần thấy rằng kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.
Kỷ luật, nghe có vẻ nghiêm khắc, nhưng thực chất là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường thành công. Nó là kim chỉ nam giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ, kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đặt ra. Người có tính kỷ luật cao thường có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, tạo ra thói quen tốt và hoàn thành công việc đúng hạn. Nhờ vậy, họ không chỉ đạt được những thành tựu nhất định mà còn xây dựng được một cuộc sống có tổ chức, cân bằng.
Kỷ luật không chỉ giúp chúng ta thành công trong công việc mà còn góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh. Khi mỗi cá nhân đều có ý thức kỷ luật, mọi việc sẽ trở nên trật tự và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, rèn luyện tính kỷ luật không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Nhưng một khi đã hình thành được thói quen kỷ luật, chúng ta sẽ cảm nhận được những giá trị to lớn mà nó mang lại.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK5 191132
-
Hỏi từ APP VIETJACK144668
-
Hỏi từ APP VIETJACK32554