Xét phản ứng sau: 4HI(aq) + O^2(g) → 2H^2O(l) + 2I^2(s)
Lời giải Bài 18.16 trang 66 SBT Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Cánh Diều Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
Bài 18.16 trang 66 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng sau:
4HI(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2I2(s)
Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn (kJ mol-1) của một số chất trong bảng dưới đây:
HI (aq) |
H2O (l) |
O2 (g) |
I2 (s) |
-55 |
-285 |
? |
? |
a) Điền giá trị phù hợp vào ô còn trống.
b) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
c) Nếu chỉ dựa vào giá trị biến thiên enthalpy chuẩn thì phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Từ đó, hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc với không khí.
d) Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lọ được đậy kín. Hãy giải thích.
Lời giải:
a)
HI (aq) |
H2O (l) |
O2 (g) |
I2 (s) |
-55 |
-285 |
0 |
0 |
b)
= 2 × (-285) + 2 × 0 – 4 × (-55) – 0 = -350 (kJ)
c) Phản ứng oxi hóa acid bởi oxygen thuận lợi về mặt năng lượng.
Khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc với không khí, dung dịch bị biến đổi (thành phần, màu sắc) theo phản ứng:
4HI(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2I2(s)
d) Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lọ được đậy kín để giảm sự tiếp xúc của dung dịch với oxygen có trong khô
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 18.4 trang 63 SBT Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ion halide X-?
Bài 18.8 trang 64 SBT Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
Bài 18.11 trang 65 SBT Hóa học 10: Hoàn thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau:...
Bài 18.13 trang 65 SBT Hóa học 10: a) X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen. Hãy điền công thức hóa học của nguyên tố, chất, ion theo thứ tự với các tính chất tương ứng theo bảng sau:...
Bài 18.16 trang 66 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng sau: 4HI(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2I2(s)...
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học