Sách bài tập Hóa học 10 Bài 16 Cánh diều: Tốc độ phản ứng hóa học
Với giải sách bài tập Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 Bài 16.
Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học - Cánh diều
Bài 16.1 trang 49 SBT Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
C. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A và D
B sai vì tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C sai vì tốc độ phản ứng có giá trị dương.
E sai vì trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ của các chất phản ứng khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hoá học.
Bài 16.2 trang 49 SBT Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tốc độ của phản ứng hoá học chỉ có thể được xác định theo sự thay đổi nồng độ chất phản ứng theo thời gian.
B. Tốc độ của phản ứng hoá học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.
C. Theo công thức tính, tốc độ trung bình của phản ứng hoá học trong một khoảng thời gian nhất định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.
D. Dấu “−” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.
E. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B
Phát biểu A sai vì tốc độ của phản ứng đơn giản còn được xác định dựa vào định luật tác dụng khối lượng.
Phát biểu B sai vì tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Bài 16.3 trang 49 SBT Hóa học 10: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ
A. không đổi cho đến khi kết thúc.
B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. chậm dần cho đến khi kết thúc.
D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ chậm dần cho đến khi kết thúc.
Bài 16.4 trang 50 SBT Hóa học 10: Tốc độ phản ứng còn được tính theo sự thay đổi lượng chất (số mol, khối lượng) theo thời gian. Cho hai phản ứng xảy ra đồng thời trong hai bình (1) và (2):
Sau 2 phút, có 3 gam CaCl2 được hình thành theo phản ứng (1).
a) Xác định tốc độ trung bình của phản ứng (theo đơn vị mol phút -1) theo lượng sản phẩm được tạo ra.
b) Giả sử phản ứng (2) cũng xảy ra cùng một tốc độ trung bình như phản ứng (1), hãy tính số mol KCl được tạo thành sau 2 phút. Cho biết khối lượng (gam) của K cần thiết để tạo ra số mol KCl trên.
Lời giải:
a) Số mol CaCl2 được tạo ra sau 2 phút là:
Tốc độ trung bình của phản ứng (1) là:
(mol phút-1)
b) Số mol KCl được tạo thành sau 2 phút là:
nKCl = 0,0135 × 2 × 2 = 0,054 (mol)
Khối lượng K cần thiết cho phản ứng xảy ra là:
0,054 × 39 = 2,106 (gam).
Bài 16.5 trang 50 SBT Hóa học 10: Cho hai phản ứng có phương trình hóa học như sau:
2HOF (g) → 2HF (g) + O2 (g) (2)
a) Viết biểu thức tốc độ trung bình (theo cả các chất phản ứng và chất sản phẩm) của hai phản ứng trên.
b) Trong phản ứng (1), nếu thì bằng bao nhiêu?
Lời giải:
a) Phản ứng (1):
Phản ứng (2):
b) Ta có:
Bài 16.6 trang 50 SBT Hóa học 10: Phản ứng 3H2 + N2 → 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tốc độ phản ứng bằng tốc độ mất đi của H2 và bằng tốc độ hình thành của NH3.
Bài 16.7 trang 50 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng:
6CH2O + 4NH3 → (CH2)6N4 + 6H2O
A.
B.
C.
D.
E.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, D
Bài 16.8 trang 51 SBT Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước.
C. Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
D. Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
G. Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, D, E, G
Phát biểu B không đúng vì: Phản ứng đơn giản là phản ứng chỉ diễn ra qua một giai đoạn duy nhất, chất phản ứng tạo thành sản phẩm không qua một chất trung gian nào khác.
Phát biểu D không đúng vì: Định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các phản ứng đơn giản.
Phát biểu E không đúng vì: Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.
Phát biểu G không đúng vì: Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của các chất tham gia phản ứng.
Bài 16.9 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản:
Biểu thức định luật tác dụng viết cho phản ứng trên là:
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tốc độ chung của phản ứng = tốc độ tạo thành HI.
nên biểu thức định luật tác dụng khối lượng là: 𝓋 =
Bài 16.10 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng:
A. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 6,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.
B. 0,5 mol L-1 s-1; 1,5 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 0,5 mol L-1 s-1.
C. 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 1,0 mol L-1 s-1.
D. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 3,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.
Lời giải:
a) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng 2A + B → 2M + 3N theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N:
b) Đáp án đúng là: B
Tốc độ trung bình của phản ứng:
⇒ Loại A, C, D
Ngoài ra, tính cụ thể như sau:
Lời giải:
a) Sự thay đổi nồng độ chất B sau mỗi 10 giây từ 0,0 tới 40,0 giây:
Thời gian (s) |
10 s đầu tiên |
10 s thứ hai |
10 s thứ ba |
10 s thứ tư |
Sự thay đổi nồng độ của B (mol L-1) |
0,326 |
0,247 |
0,177 |
0,140 |
Các giá trị này giảm dần do tốc độ phản ứng giảm dần (tốc độ phụ thuộc nồng độ chất phản ứng và theo thời gian nồng độ chất phản ứng giảm dần).
b) Tốc độ thay đổi của nồng độ chất A chỉ bằng một nửa tốc độ hình thành chất B do hệ số của hai chất trong phương trình.
Tốc độ thay đổi nồng độ của A trong khoảng thời gian từ 10,0 đến 20,0 giây là:
a) Cho biết khí thoát ra là khí gì. Hãy viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
c) Dựa vào đồ thị, cho biết khi nào phản ứng kết thúc. Vì sao?
Lời giải:
a) Khí thoát ra là khí H2.
Phương trình hóa học: Zn(s) + 2HCl(aq) → H2(g) + ZnCl2(aq)
b) Hoàn thành bảng:
Biểu diễn kết quả của hai bạn lên đồ thị thể tích khí thu được theo thời gian:
Hai bạn cần lặp lại thí nghiệm ba lần để giảm sai số trong quá trình thực nghiệm và tăng độ tin cậy của kết quả thu được.
c) Dựa vào đồ thị thấy khoảng 70 giây phản ứng sẽ kết thúc vì khi đó khí thoát ra rất chậm và gần như không đổi.
d) Dựa vào đồ thị xác định phản ứng nhanh nhất trong khoảng 10 giây đầu, sau đó chậm dần.
e) Nếu thí nghiệm được lặp lại với nồng độ HCl lớn hơn thì tốc độ phản ứng sẽ nhanh hơn.
g) Nếu hai bạn không đo được thể tích khí thoát ra, có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đặt bình phản ứng lên cân và theo dõi sự thay đổi khối lượng của bình phản ứng khi phản ứng diễn ra để tính khối lượng H2 thu được.
Lời giải:
Tốc độ của phản ứng ở 40 °C là:
Bài 16.14 trang 53 SBT Hóa học 10: Một bạn học sinh thực hiện hai thí nghiệm:
Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí hydrogen ở cốc (2) nhanh hơn ở cốc (1).
Những yếu tố nào sau đây có thể dùng để giải thích hiện tượng mà bạn đó quan sát được?
A. Phản ứng ở cốc (2) nhanh hơn nhờ có chất xúc tác.
B. Lượng kẽm ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
C. Acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2).
D. Kẽm ở cốc (2) được nghiền nhỏ còn kẽm ở cốc (1) ở dạng viên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, C, D
Phát biểu A sai vì thí nghiệm không sử dụng chất xúc tác.
A. 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)
D. CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, C
Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có chất khí tham gia.
A. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
B. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
C. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
D. Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C
Những mô tả phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm:
A. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
C. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
A. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, không đun nóng.
B. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.
C. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1 M, không đun nóng.
D. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện: Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng sẽ thu được lượng CO2 lớn nhất.
Bài 16.18 trang 54 SBT Hóa học 10: Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
Lời giải:
Thời gian phân hủy (theo giây) khi phân huỷ cùng một lượng hydrogen peroxide đó, sử dụng enzyme catalase làm xúc tác là:
360 × 24 × 60 × 60 × 10-7 = 3,11 (giây).
a) Phương trình của phản ứng là: ......
b) Chất khí thoát ra là ...(1)... và có thể kiểm tra (nhận biết) ra nó bằng cách ...(2)...
c) Sau một thời gian nhất định, Vừng nói với Tôm là phản ứng đã kết thúc vì ......
Lời giải:
1.
a) Phương trình của phản ứng là: H2O2 + H2O
b) Chất khí thoát ra là (1) oxygen và có thể kiểm tra (nhận biết) ra nó bằng cách (2) đưa que đóm còn tàn đỏ sẽ thấy que đóm bùng cháy.
c) Sau một thời gian nhất định, Vừng nói với Tôm là phản ứng đã kết thúc vì không còn thấy khí thoát ra.
d) Hai bạn biết rằng chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không thay đổi về bản chất hoá học nên Tôm sẽ thu lại manganese dioxide sau khi phản ứng kết thúc bằng cách lọc.
2. Kế hoạch thí nghiệm:
Hóa chất: H2O2; MnO2
Dụng cụ: Bình tam giác to (hoặc lọ thủy tinh), ống dẫn khí, phễu brom, ống nghiệm, chậu thủy tinh.
Chú ý: Phễu brom là loại phễu được thiết kế có nút đậy, khóa nhám, Loại này được dùng để đựng và rót các loại hóa chất có dạng lỏng bay hơi xuống các bình, lọ trong lúc đang tiến hành các phản ứng hóa học.
Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1: Cho một lượng H2O2 vào phễu brom, cho 1 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).
Thí nghiệm 2: Cho một lượng H2O2 (bằng lượng dùng ở thí nghiệm 1) vào phễu brom, cho 2 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).
So sánh thời gian phản ứng ở hai thí nghiệm, rút ra kết luận.
Lưu ý:
- Trước khi lắp dụng cụ thí nghiệm cần phác họa sơ đồ dụng cụ, thống kê các bộ phận cần thiết, chọn đủ dụng cụ rồi mới lắp.
- Sau khi lắp xong dụng cụ thí nghiệm cần thử lại xem dụng cụ đã kín chưa. Ví dụ: Dùng miệng thổi hoặc nhỏ nước lên chỗ nối để kiểm tra.
- Sau mỗi lần lấy H2O2 phải đóng kín lại ngay.