Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút)

Lời giải Bài 5.18* trang 16 SBT Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.

170


Giải SBT Hóa học 10 Cánh Diều Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 5.18* trang 16 SBT Hóa học 10: Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút). Nếu nguyên tử/ ion có electron độc thân thì nó có từ tính và được gọi là chất thuận từ. Ngược lại, nguyên tử/ ion nếu không có electron độc thân thì được gọi là chất nghịch từ. Hãy giải thích vì sao nguyên tử Cu (Z = 29) thuận từ nhưng ion Cu+ lại nghịch từ.

Lời giải:

- Cấu hình electron của Cu (Z = 29): 1s22s22p63s23p63d104s1.

Viết gọn: [Ar]3d104s1.

Biểu diễn dưới dạng ô orbital nguyên tử:

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 5 (Cánh diều): Lớp, phân lớp và cấu hình electron (ảnh 1)

Như vậy Cu có 1 electron độc thân nên thuận từ.

- Cu nhường đi 1 electron tạo thành ion Cu+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d10.

Viết gọn: [Ar]3d10.

Biểu diễn dưới dạng ô orbital nguyên tử:

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 5 (Cánh diều): Lớp, phân lớp và cấu hình electron (ảnh 1)

Như vậy Cu+ không có electron độc thân nên nghịch từ.

Bài viết liên quan

170