Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu
Lời giải Bài 9.11* trang 32 SBT Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: Liên kết ion
Bài 9.11* trang 32 SBT Hóa học 10: Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng cách giữa chúng:
Biểu đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần càng thuận lợi để hệ đạt được trạng thái năng lượng tối thiểu (bền vững). Tuy nhiên, ở khoảng cách nhỏ quá, các ion lại đẩy nhau do hạt nhân của các ion đều mang điện tích dương. Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách ro tại mức năng lượng tối thiểu gọi là độ dài liên kết. Bằng cách thực hiện một loạt các phép tính, người ta thấy rằng các hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn.
Sử dụng nhận định trên để dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:
a. NaCl và Na2O
b. NaCl và NaF
Lời giải:
Do hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết bền hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết bền hơn nên:
a) NaCl và Na2O
Ion O2- có điện tích lớn hơn ion Cl-, ngoài ra kích thước ion O2- lại nhỏ hơn ion Cl- nên liên kết trong Na2O bền hơn so với NaCl.
b) NaCl và NaF
Tuy các ion Cl- và F- có cùng điện tích, nhưng kích thước ion F- nhỏ hơn ion Cl- nên liên kết trong NaF bền hơn trong NaCl.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9.1 trang 30 SBT Hóa học 10: Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2-?
Bài 9.3 trang 30 SBT Hóa học 10: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
Bài 9.5 trang 31 SBT Hóa học 10: Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
Bài 9.7 trang 31 SBT Hóa học 10: Chỉ ra cấu trúc đúng của ô mạng tinh thể sodium chloride:...
Bài 9.9 trang 32 SBT Hóa học 10: Trong đời sống, muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia...
Bài 9.10 trang 32 SBT Hóa học 10: Trình bày cách vẽ một ô mạng tinh thể NaCl.
Bài 9.13 trang 33 SBT Hóa học 10: Cho biết lực hút tĩnh điện được tính theo công thức sau:...
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo: Quy tắc Octet
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 9 Chân trời sáng tạo: Liên kết ion
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo: Liên kết cộng hóa trị
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
- Sách bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo: Ôn tập chương 3