Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Đo thời gian
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian
Mở đầu
Mở đầu trang 27 KHTN lớp 6: Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
Lời giải:
- Đồng hồ bấm giây có ĐCNN nhỏ (khoảng s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian chạy của các vận động viên và có thể đo được cho nhiều người một lúc.
Hình thành kiến thức mới
Hình thành kiến thức mới 1 trang 27 KHTN lớp 6: Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết.
Lời giải:
Một số đơn vị đo thời gian là: năm, tháng, ngày, giờ, tuần, phút, giây…
Hình thành kiến thức mới 2 trang 27 KHTN lớp 6: Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.
Lời giải:
- Đồng hồ cát: dụng cụ đo thời gian có GHĐ nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc trang trí.
- Đồng hồ nước: dụng cụ dùng để đo lưu lượng nước sạch hay nước thải tại các hệ thống cấp toát nước dân dụng hay công nghiệp.
- Đồng hồ đo điện đa năng: dùng để đo điện áp, cường độ dòng điện, điện trở...
- Đồng hồ quả lắc: thiết kế đẹp, dùng để trang trí nhà ở và xem giờ.
Hình thành kiến thức mới 3 trang 28 KHTN lớp 6: Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
Lời giải:
- Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ bấm giây. Vì:
+ Ta đo được từ lúc bắt đầu vận động viên chạy cho tới khi kết thúc.
+ Đồng hồ hiển thị thời gian chính xác tới 0,001 s.
+ Có thể đo cho nhiều vận động viên một lúc.
Hình thành kiến thức mới 4 trang 28 KHTN lớp 6: Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó.
Lời giải:
- Học sinh tự ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng (ví dụ khoảng 5s).
- Đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó ta chọn đồng hồ bấm giây.
Hình thành kiến thức mới 5 trang 28 KHTN lớp 6: Em hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian.
Lời giải:
Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình 6.2a thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0.
Hình thành kiến thức mới 6 trang 28 KHTN lớp 6: Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?
Lời giải:
- Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ: đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
=> Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ ở hình 6.3a là đúng.
Hình thành kiến thức mới 7 trang 29 KHTN lớp 6: Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.
Lời giải:
Đối tượng cần đo |
Thời gian ước lượng (s) |
Chọn dụng cụ đo thời gian |
Kết quả đo (s) |
|||||
Tên dụng cụ đo |
GHĐ |
ĐCNN |
Lần 1: t1 |
Lần 2: t2 |
Lần 3: t3 |
|
||
Bạn 1 |
5 s |
Đồng hồ bấm giây |
10 phút |
0,01 s |
4,85s |
4,94s |
5,03s |
|
Bạn 2 |
7 s |
Đồng hồ bấm giây |
10 phút |
0,01 s |
7,04s |
6,94s |
6,78s |
|
Luyện tập
Luyện tập trang 28 KHTN lớp 6: Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s).
Lời giải:
- Cách đọc và ghi số chỉ của đồng hồ là: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
=> Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4a là 5s.
Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4b là 5s (vì đọc theo vạch chia gần nhất so với vị trí của kim chỉ).
Vận dụng
Vận dụng trang 29 KHTN lớp 6: Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100m.
Lời giải:
Các em tự thực hành đo thời gian chạy 100m của bạn và tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo (khoảng 20 giây).
- Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp (đồng hồ bấm giây).
- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ về mức 0.
- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ, bấm tính giờ khi người chạy bắt đầu chạy.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo (kết quả: 18,14 giây).
Bài tập
Bài 1 trang 30 KHTN lớp 6: Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là
A. đồng hồ để bàn. B. đồng hồ bấm giây.
C. đồng hồ treo tường. D. đồng hồ cát.
Lời giải:
- Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là đồng hồ bấm giây. Vì:
+ Ta đo được từ lúc bắt đầu vận động viên chạy cho tới khi kết thúc.
+ Đồng hồ hiển thị thời gian chính xác tới 0,001 s.
+ Có thể đo cho nhiều vận động viên một lúc.
Chọn đáp án B
Bài 2 trang 30 KHTN lớp 6: Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi.
D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.
Lời giải:
Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
Chọn đáp án B
Bài 3 trang 30 KHTN lớp 6: Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động:
Lời giải: