Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam
Trả lời Vận dụng trang 116 Địa Lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo
Giải Địa lí lớp 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp
Vận dụng trang 116 Địa Lí 10: Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.
Trả lời:
* Tình hình phát triển
- Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch.
* Phân bố công nghiệp may ở Việt Nam: Phát triển lâu đời ở các vùng dệt may truyền thống như Hà Tây (Hà Nội 2), Nam Định, Thái Bình. Chủ yếu tập trung ở khu vực đông dân cư, sẵn nguồn lao động, thuận lợi giao thông, xuất khẩu. Định hướng quy hoạch phân bố ngành công nghiệp dệt may trong tương lai:
- Khu vực 1 - Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội là trung tâm về thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, tiếp tục phát triển một số doanh nghiệp may các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mẫu có chất lượng cao, giá trị gia tăng cao; phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng như: Phố Nối - tỉnh Hưng Yên, Hòa Xá, Bảo Minh - tỉnh Nam Định; Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh - tỉnh Thái Bình; Tràng Duệ - thành phố Hải Phòng; Châu Sơn - tỉnh Hà Nam...
- Khu vực 2: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên.
- Khu vực 3: Vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh đầu tư sợi, dệt, nhuộm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Khu vực 4: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ định hướng đầu tư công nghiệp dệt may phân bố theo trục quốc lộ Bắc - Nam với một số khu, cụm công nghiệp tại các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên.
- Khu vực 5 - Vùng Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Phát triển, đầu tư mở rộng các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng.
- Khu vực 6 - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long định hướng sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Xuyên Á - tỉnh Long An.
- Khu vực 7 - Vùng Tây Nguyên định hướng đẩy mạnh chuyên môn hóa các cây nguyên liệu dệt như: bông, dâu, tằm... gắn liền với chế biến, tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 111 Địa Lí 10: Vai trò, đặc điểm phát triển, tình hình phân bố của công nghiệp khai thác than
Câu hỏi trang 111 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 30, hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi trang 112 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi trang 112 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát hình 30.2, hình 30.3 và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi trang 114 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi trang 115 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.5, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi trang 116 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy
Luyện tập 1 trang 116 Địa Lí 10: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học
Luyện tập 2 trang 116 Địa Lí 10: Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm
Vận dụng trang 116 Địa Lí 10: Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam
Bài viết liên quan
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 36: Địa lí ngành thương mại
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 38: Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch