Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy

Trả lời Câu hỏi trang 68 Địa Lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo

181


Giải Địa lí lớp 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất

Câu hỏi trang 68 Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz).

Trả lời:

- Nhận xét: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm còn độ ẩm không khí tăng lên (đến một độ cao nào đó mới giảm). Sự khác nhau về nhiệt ẩm theo độ cao đã dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất theo độ cao.

+ Càng lên cao thảm thực vật càng nghèo nàn và thưa thớt dần, các rừng cây lá rộng tập trung dưới độ cao 1000m, từ 1500m lên là rừng lãnh sam, từ 2000m trở lên chỉ còn đồng cỏ, địa y và cây bụi, trên 3000m không còn thực vật sinh sống.

+ Các nhóm đất thay đổi: độ cao 500m là đất đỏ cận nhiệt, 1000m là đất nâu sẫm, 1500m là đất pốtdôn, 2000m là đất đồng cỏ núi, 3000m là đất sơ đẳng, 3500m là băng tuyết.

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz):

+ Về thảm thực vật: sương Tây có rừng lãnh sam còn sườn Đông không có thảm thực vật này. Thảm thực vật đồng cỏ An-pin ở sườn Tây tập trung ở độ cao >1500m đến >2000m còn ở sườn Đông là từ >1000m đến >2000m. Sườn Đông có thảm thực vật thảo nguyên còn sườn Tây thì không.

+ Về các loại đất: Sườn Tây có nhóm đất đỏ cận nhiệt, đất pốtdôn, vách đá và đứt đoạn các đảo đất còn sườn Đông không có các nhóm đất này, ngược lại sườn Đông có nhóm đất hạt dẻ và nẫu sẫm, đất rừng màu nâu và đất sơ đẳng còn sườn Tây thì không.

 

Bài viết liên quan

181