Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi. Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá
Trả lời Câu hỏi trang 96 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
Giải KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá, là một học sinh trung học phổ thông, H đã tích cực đóng góp các ý kiến cho chính quyền thôn. Trong đó, H đề xuất ý kiến phát huy vai trò của học sinh trong việc tham gia xây dựng tủ sách trong nhà văn hoá thôn. Ý kiến của H đã được cán bộ thôn tôn trọng và ghi nhận.
Tình huống. Khi tranh luận về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ biên giới, mỗi bạn đã có ý kiến khác nhau. M thì cho rằng, việc bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng còn học sinh không cân tham gia. Y cho rằng việc bảo vệ biên giới của quốc gia là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương.
b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hại bạn M và Y.
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Việc làm của H đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện và tuân theo Hiến pháp về chính trị, trong đó H đã rất tích cực đóng góp ý kiến của mình cho chính quyền địa phương để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa.
- Chính quyền địa phương đã thể hiện rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận các ý kiến để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa của công dân.
Yêu cầu b)
- Ý kiến của M sai khi M đã chưa có nhận thức đúng đắn cho rằng bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng.
- Ý kiến của Y rất đúng vì bảo vệ Tổ quốc nói chung hay bảo vệ biên giới nói riêng đều là trách nhiệm chung của mọi công dân. Công dân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 92 KTPL 10: Em hãy cho biết, các hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào về chế độ chính trị? Em biết gì về những nội dung đó
Câu hỏi trang 93 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi Thông tin 1. Ngày 15/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất
Câu hỏi trang 94 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội
Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi. Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá
Luyện tập 1 trang 96 KTPL 10: Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? Vì sao
Luyện tập 2 trang 97 KTPL 10: Em hãy đánh giá các hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị trong các trường hợp dưới đây
Luyện tập 4 trang 97 KTPL 10: Khi tìm hiểu về bản chất của Nhà nước, M cho rằng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luyện tập 5 trang 97 KTPL 10: Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập
Bài viết liên quan
- Giải KTPL 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Cánh diều
- Giải KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị – Cánh diều
- Giải KTPL 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân – Cánh diều
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa xã hội Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước