Em hãy cho biết, các hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào về chế độ chính trị? Em biết gì về những nội dung đó

Trả lời Mở đầu trang 92 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều

177


Giải KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Mở đầu trang 92 KTPL 10Em hãy cho biết, các hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào về chế độ chính trị? Em biết gì về những nội dung đó?

Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình ảnh 1: Hiến pháp quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hình ảnh 2: Hiến pháp ghi nhận Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.

- Hình ảnh 3: Hiến pháp hiện hành, khẳng định Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Phương châm này bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng như từ thực tế của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với tư tưởng chỉ đạo: lấy dân làm gốc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia, Nhà nước ta xác định đó là sự nghiệp của toàn dân.

Hình ảnh 4: Mọi công dân đều phải tuân thủ trước pháp luật. Theo cách hiểu chung nhất, pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bởi bộ máy Nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình.

 

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

177