Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 6: Thuế
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 6.
Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế
Video giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế
Em hãy kể tên một số loại thuế và chia sẻ hiểu biết của em về các loại thuế đó.
Trả lời:
- Kể tên một số loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân…
- Chia sẻ hiểu biết về một số loại thuế:
* Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng tại Việt Nam.
+ Đối tượng chịu thuế: các loại hàng hóa và dịch vụ theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng
+ Đối tượng nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
* Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Đối tượng chịu thuế: các loại đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Đối tượng nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
1. Thuế và vai trò của Thuế
a. Thuế là gì?
Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Hiến pháp năm 2013 quy định về nghĩa vụ nộp thuế như sau:
Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Thông tin 2. Luật Quản lí thuế số 38/2019/QH14 quy định về người nộp thuế như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước,
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
(Theo Trang thông tin điện từ của Tổng cục Thuế, ngày 06/12/2021)
a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là tự nguyện hay bắt buộc?
b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?
c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?
Trả lời:
Yêu cầu a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là bắt buộc
Yêu cầu b) Căn cứ vào khoản 1 - Điều 2 - Luật Quản lí Thuế năm 2019, chủ thể nộp thuế bao gồm:
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế
Yêu cầu c)
- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
- Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành: thuế trực thu và thuế gián thu.
b. Vai trò của thuế
Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi
Chủ động xây dựng các gói hồ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân
Bảo đảm an sinh xã hội, tập trung nguồn lực phòng, chống dịch
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 10/10/2021)
a, Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
b, Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Yêu cầu a) Nhà nước phải thu thuế vì:
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
+ Điều tiết các hoạt động kinh tế (thông qua việc tăng hoặc giảm thuế)
+ Điều chỉnh thu nhập (thông qua thuế thu nhập cá nhân), hướng dẫn tiêu dùng (thông qua thuế trực thu - tác động từ từ, thuế gián thu - tác động trực tiếp)
Yêu cầu b) Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội:
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.
+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuê để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí.
+ Thuể là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.
2. Một số loại thuế phổ biến
b) Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?
c) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Thuế trực thu:
+ Gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuể sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Ví dụ: các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.
- Thuế gián thu:
+ Gồm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuê bảo vệ môi trường
+ Ví dụ: Khi mua hàng hóa trong siêu thị, bạn sẽ phải trả một khoản thuế, gọi là thuế giá trị gia tăng. Tùy vào loại sản phẩm và mặt hàng, sẽ có mức đánh thuế khác nhau (0%, 5% hoặc 10%). Đây chính là phần thuế gián thu mà bạn phải đóng khi mua các loại hàng hóa và dịch vụ.
Yêu cầu b) Nhà nước thu thuế gián thu bởi vì:
+ Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu các loại thuế theo phương thức thu thuế trực thu vì người nộp thuế thường hay trốn thuế, xác định mức đóng thuế thường không được chính xác dẫn đến việc thất thoát nguồn thu của Ngân sách nhà nước và gây ra tình trạng không ổn định đối với các nguồn thu thuế từ hình thức này
+ Phương thức thu thuế gián thu đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình thu thuế bởi vì người nộp thuế không phải là người chịu thuế theo quy định của luật cho nên tâm lý của người chịu thuế thường không trốn tránh hay thực hiện các hành vi gian dối để giảm mức thuế phải nộp cho Ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Yêu cầu c) So sánh thuế trực thu và thuế gián thu
- Khái niệm
+ Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.
+ Thuế gián thu: Là thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ.
- Mức độ tác động vào giá cả thị trường:
+ Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường bởi vì thuế trực thu thường đánh vào kết quả kinh doanh và phải dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thuế gián thu: Có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường bởi vì thuế gián thu được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ.
- Đối tượng chịu thuế và nộp thuế:
+ Thuế trực thu: Người nộp thuế chính đồng thời là người chịu thuế
+ Thuế gián thu: Người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một.
- Phương thức điều tiết:
+ Thuế trực thu: Trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế.
+ Thuế gián thu: Điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông qua cơ chế hàng hóa, dịch vụ.
- Việc thu thuế:
+ Thuế trực thu: Khó thực hiện thu thuế vì đối tượng chịu thuế thực hiện nhiều hành vi trốn thuế; nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập thực tế của người nộp thuế.
+ Thuế gián thu: Tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế
Em hãy đọc những thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin. Luật Quản lí thuế năm 2019, số 38/2019/QH14 quy định về quyền và trách nhiệm của người nộp thuế như sau:
Điều 16. Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiền hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiên thuế không được hoàn.
Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiên thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
Tình huống 1. Doanh nghiệp M thuộc diện được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi quyết toán thuế, cơ quan quản lí thuế đã thông báo số tiền thuế doanh nghiệp M phải nộp lớn hơn nhiều so với dự toán.
Tình huống 2. Khi làm việc với doanh nghiệp X về thuế, cơ quan quẩn lí thuế phát hiện trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp X đã khai thuế không chính xác, nộp tiền thuế không đúng thời hạn, không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi:
a) Em hãy làm rõ những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế. Theo em, nếu chủ thể nộp thuế không thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử lí như thế nào?
b) Theo em, doanh nghiệp M có thể làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?
c) Em hãy nhận xét việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X.
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Quyền của người nộp thuế:
+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
+ Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn
- Trách nhiệm của người nộp thuế:
+ Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
+ Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
+ Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
- Hình phạt đối với các chủ thể nộp thuế không thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật:
Căn cứ vào điểm khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5; điều 17; nghị định 125/2020/NĐ-CP, chủ thể nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị xử lí như sau:
+ Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên
+ Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
+ Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
+ Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Yêu cầu b) Để bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp M nên gửi đơn khiếu nại việc: phản ánh lại với cán bộ thu thuế và cơ quan thuế (về việc: doanh nghiệp mình được ưu đãi thuế doanh nghiệp). Từ đó, cán bộ thu thuế hoặc cơ quan thuế sẽ kiểm tra lại và thực hiện việc điều chỉnh mức thuế phải nộp với doanh nghiệp M.
1. Nếu cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng các quy định pháp luật. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế.
2. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu c) Doanh nghiệp X đã vi phạm pháp luật với các hành vi:
+ Khai thuê không chính xác
+ Nộp tiền thuế không đúng thời hạn
+ Không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 40 KTPL 10: Em hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai. Vì sao?
B. Thuế là khoản tiền mà Nhà nước vay của tổ chức, hộ gia đỉnh, hộ kinh doanh, cá nhân.
C. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc đối với tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.
Trả lời:
- Nhận định A sai. Vì: thuế là khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân
- Nhận định B sai. Vì: thuế là khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
- Nhận định C đúng.
Luyện tập 2 trang 40 KTPL 10: Em hãy đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi
Lan, Mạnh và Hoàng tranh luận về việc tại sao Nhà nước phải thu thuế.
a) Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên?
b) Vì sao nhà nước phải thu thuế?
Trả lời:
Yêu cầu a) Em đồng tình với ý kiến của Lan và Mạnh, không đồng tình với ý kiến của Hoàng
Yêu cầu b) Nhà nước phải thu thuế vì:
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho nhân sách nhà nước.
+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
+ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
Luyện tập 3 trang 41 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau:
Trả lời:
Trường hợp a) Gia đình Nam phải đóng thuế sử dụng đất, bao gồm:
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (cho 500m2 đất ở)
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp (cho phần đất sử dụng để đào ao thả cá)
Trường hợp b)
+ Doanh nghiệp A nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho máy điều hòa không khí (với công suất từ 90.000 BTU trở xuống)
+ Doanh nghiệp A nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô loại 4 chỗ ngồi, 45 chỗ ngồi và xe ô tô tải.
Trường hợp c) Công ty B phải đóng thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu; thuế bảo vệ môi trường; thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp d) Hoa phải đóng thuế thu nhập cá nhân, vì căn cứ theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.
A. Công ty X thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
C. Bà B đã không nộp tiên thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
Trả lời:
- Các chủ thể vi phạm pháp luật về thuế trong những trường hợp trên là:
+ Doanh nghiệp A
+ Bà B
+ Công ty Y
+ Doanh nghiệp Q
Vận dụng
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
Trả lời:
(*) Tham khảo: kịch bản buổi tọa đàm tư vấn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế
- Hình thức: Tọa đàm trực tiếp
- Thời gian thực hiện: ……… giờ, ngày ….. /……./……….
- Thành phần tham dự:
+ Tập thể các bạn học sinh lớp 10…. - trường THPT X
+ Cố vấn học tập: Ông: Nguyễn Văn An (GV bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật)
+ Khách mời: Bà: Trần Ngọc Lan (cán bộ chi cục thuế huyện X)
- Mục đích: Nhằm nâng cao hiểu biết của các bạn học sinh về thuế, các quy định của pháp luật về thuế, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tổ chức một buổi tọa đàm tư vấn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, thúc đẩy việc tìm hiểu, học tập pháp luật về thuế trở thành công việc thường xuyên.
- Nội dung:
+ Phổ biến các kiến thức cơ bản về thuế: vai trò của thuế; bản chất của thuế; lợi ích xã hội từ tiền thuế
+ Những quy định của pháp luật về thuế
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc đóng thuế
+ Thực trạng việc nộp thuế và công tác tuyên truyền pháp luật về thuế hiện nay
+ Cổ vũ, tuyên truyền, thúc đẩy việc tìm hiểu, học tập pháp luật về thuế đến các bạn học sinh
- Khẩu hiệu:
+ Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp để phục vụ lợi ích của nhân dân
+ Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của người dân
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo