Giải KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương – Cánh diều
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 13.
Giải KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
Video giải KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
Trả lời:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Hội đồng nhân dân
Câu hỏi trang 81 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
(Theo Công thông tin điện tử Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 16/7/2021)
a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.
Yêu cầu b) Vị trí và chức năng của Hội đồng nhân dân
- Vị trí: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí. nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Chức năng: Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:
+ Các biện pháp để phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;
+ Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.
Câu hỏi trang 82 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu b) Cơ cấu tổ chức:
+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Câu hỏi trang 82 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.
Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri.
b) Em hãy nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.
c) Em hãy cho biết cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
Yêu cầu a) Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương.
+ Mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của Hội đồng nhân dân.
+ Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Yêu cầu b) Hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân
+ Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tự họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát.
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành, không biểu quyết.
Yêu cầu c) Cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ; trường hợp không thể triệu tập kỳ họp thường lệ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo để Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Hội đồng nhân dân có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường.
2. Ủy ban nhân dân
a. Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân
Câu hỏi trang 83 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi.
a) Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp?
b) Ủy ban nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Cơ quan có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp là Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Yêu cầu b) Vị trí và chức năng của Ủy ban nhân dân
- Vị trí: Ủy ban nhân dân ở là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Chức năng: Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
Câu hỏi trang 84 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ minh họa.
c) Nêu nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
+ Ủy ban nhân dân được phân chia thành ba cấp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Ủy ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
Yêu cầu b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở từng cấp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.
Yêu cầu c) Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương
Câu hỏi trang 86 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
b) Em có thể kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em?
Trả lời:
Yêu cầu a) Những hành động mà đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương:
+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,…
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương.
+ Đấu tranh, phê phán những hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.
b) Ví dụ:
- Tham gia lao động tại địa phương.
- Tham gia cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống quê hương tại Ủy ban nhân dân xã.
- Tham gia diễn văn nghệ chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 86 KTPL 10: Em hãy cho biết khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân? Vì sao?
A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
B. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
D. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.
Trả lời:
A - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
B - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
D - Không đúng vì Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.
Luyện tập 2 trang 87 KTPL 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
A - Em không đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sát nhập địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã.
B - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp xảy ra tại địa phương mình.
C - Em không đồng ý với ý kiến này vì tòa án nhân dân mới là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật.
D - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại và xử lí những vấn đề tại địa phương.
E - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.
Luyện tập 3 trang 87 KTPL 10: Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời:
- Điều kiện: Mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự).
- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:
+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
Luyện tập 4 trang 87 KTPL 10: Em hãy kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.
Trả lời:
Một số việc làm:
- Công chứng các loại giấy tờ như: sổ hộ khẩu, chứng minh thư, sổ đỏ,…
- Giải quyết tranh chấp đất đai
Vận dụng
Vận dụng trang 87 KTPL 10: Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủy ban nhân dân ở địa phương em, theo gợi ý.
- Thu thập thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân.
Trả lời:
Gợi ý kế hoạch thực hiện
- Mục đích:
+ Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện chính quyền địa phương.
+ Trang bị kiến thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Phát huy vai trò của toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền địa phương.
- Đối tượng tuyên truyền: Toàn bộ nhân dân địa phương.
- Hình thức: Tọa đàm
- Nội dung tuyên truyền:
+ Giới thiệu về Ủy ban nhân dân xã
+ Quá trình phát triển của Ủy ban nhân dân xã
+ Những hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
+ Giải đáp thắc mắc của người dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
+ Vai trò của người dân trong xây dựng và bảo vệ chính quyền xã.
- Thời gian: ……... giờ, ngày …... /…… /………...
- Địa điểm thực hiện: Hội trường Ủy ban nhân dân xã
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo