Giải KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Cánh diều

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 11.

561
  Tải tài liệu

Giải KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Video giải KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 66 KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Ảnh (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

- Ảnh (2) Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

- Ảnh (3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

- Ảnh (4) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Câu hỏi trang 67 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin: Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Dựa vào thông tin trên

a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu b) Trình bày hiểu biết về các tổ chức trong sơ đồ chính trị Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 trong Hội nghị thành lập Đảng dưới sự dẫn dắt, chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động; bằng công tác tổ chức, cán bộ và kiểm tra; bằng tổ chức của đảng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách hiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

b. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi trang 68 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể.

Thông tin 2. Trong cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Cả ba bộ phận đó đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tất cả mọi hoạt động của các thành viên của hệ thống chính trị đều nhằm đạt được mục tiêu đó.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông tin 3. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ của giai cấp, mang bản chất giai cấp công nhân, đông thời là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước đó mang tính giai cấp và tính nhân dân rộng rãi.

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thẻ nhân dân đều phục vụ cho mục tiêu của giai cấp và dân tộc, vi lợi ích của giai cấp và dân tộc. Thông qua tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thẻ nhân dân, tất cả các giai cập, tàng lớp nhân dân, các nhóm xã hội đều có tiếng nói chung, đều có quyền thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình và được tôn trọng.

Thông tin 4. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực của Nhà nước là quyên lực của nhân dân giao cho. Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng nhu câu, nguyện vọng và quyền của mọi công dân. Tất cả mọi người dân đều có quyeefn bình đẳng tham gia vào công việc chính trị của đất nước, tham gia quản lí xã hội, tham gia bầu cử, lựa chọn người đại diện cho mình, không có phân biệt đối xử.

a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

b) Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

Yêu cầu a) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam:

- Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

- Được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

- Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Yêu cầu b) Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với hệ thống chính trị Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

+ Đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội;

+ Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

- Đảng tổ chức, thực hiện tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức và xã hội ủng hộ, thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng.

- Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Ðảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 69 KTPL 10Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc vê Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hệ thống chính trị hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

a) Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?

b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, do Nhân dân làm chủ.

Yêu cầu b) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam:

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Đảm bảo tính pháp quyền

- Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách

- Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

Câu hỏi trang 70 KTPL 10:

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. S là đoàn viên Chi đoàn lớp 10A1. Trong buổi sinh hoạt Chi đoàn với nội dung góp ý cho báo cáo của Đoàn trường để chuẩn bị cho Đại hội, trong lúc nhiều bạn tích cực đưa ra các ý kiến khác nhau để góp ý cho báo cáo, thì S lại chỉ tập trung làm việc riêng. Khi được gọi phát biểu, S trả lời, việc này là của Ban chấp hành Chi đoàn. Hơn nữa, các bạn đã phát biểu nhiều ý kiến rồi nên mình nghĩ mình không cần có ý kiến.

Trường hợp 2. Là một đoàn viên, A rất tích cực tham gia vào các chương trình hành động do Đoàn thanh niên phát động, như: thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, hành trình đến các địa chỉ đỏ, theo dấu chân Bác, hành trình tôi yêu Tổ quốc tôi, vì Trường Sa thân yêu,...

a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?

b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Nhận xét: S có suy nghĩ và hành vi không đúng, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học học khi chỉ tập trung làm việc riêng và cho rằng việc này là việc Ban chấp hành Chi Đoàn.

- Em sẽ góp ý với S rằng: Tất cả công dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở. Là một học sinh đang ngồi trong ghế nhà trường, chúng mình phải có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động do Chi đoàn, đoàn trường tổ chức.

Yêu cầu b) Từ hành động của bạn A, em học được là: Là một Đoàn viên, phải tích cực tham gia các hoạt động do tổ chức Đoàn phát động để góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 70 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.

C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.

D. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

E. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.

Trả lời:

- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.

- Ý kiến B. Đồng tình. Vì: trong hệ thống chính trị Việt Nam cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác thì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ấy có tính chất, vị trí, vai trò và chức năng riêng.

- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: Đảng Cộng sản Việt Nam mới là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: hệ thống chính trị ở Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nhân dân lao động làm chủ. Tức là, quyền làm chủ là làm chủ chính quyền nhà nước, quyền tham gia vào các công việc của nhà nước, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, nhân dân làm chủ vận mệnh của bản thân, làm chủ vận mệnh của đất nước Vì vậy, tất cả các tổ chức đều phải hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

- Ý kiến E. Không đồng tình. Vì: nhân dân có thể thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua mọi các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị.

Luyện tập 2 trang 70 KTPL 10Em hãy xử lí tình huống sau:

Lợi dụng việc nhiều người dân thích theo dõi các trang mạng xã hội như E, Y,... các thế lực thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị, phát tán các nội dung xuyên tạc sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước.

K vô tình phát hiện M có vào các trang mạng đó để theo dõi, thậm chí còn ấn nút “thích” ở một số nội dung.

a) Em nhận xét như thế nào về hành vi của M?

b) Nếu là K, em sẽ làm gì để anh M từ bỏ các hành vi đó?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hành vi của anh M là trái với pháp luật khi xem tin, bài viết và bàn tán về những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Đảng và Nhà nước.

Yêu cầu b) Nếu là K, em sẽ khuyên M nên bỏ qua những bài viết xuyên tạc, không nên đọc, tiếp nhận những thông tin sai sự thật và phải biết chọn lọc thông tin khi lên mạng xã hội cũng như nói chuyện với người khác.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 70 KTPL 10Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 70 KTPL 10: Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời:

Vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản luôn giữ vai trò lãnh đạo. Với bản chất là đội tiên phong của giai cấp công nhân, các đảng cộng sản luôn trung thành với mục tiêu, lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mặt khác, các đảng cộng sản có phương pháp luận đúng đắn trong nhận thức và hoạt động của mình là Học thuyết Mác - Lê Nin. Chính những ưu thế này đã quy định vai trò của các Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị. Quyền lực của nhân dân có được thực hiện hay không là một nội dung cơ bản nói lên vai trò, uy tín và trình độ lãnh đạo của Đảng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội là vì:

       - Vì Đảng mang trong mình bản chất giai cấp công nhân và đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời trước hết với tư cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào yêu nước và phong trào cách mạng. Đây chính là đặc thù riêng biệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam bởi không có một Đảng nào trên thế giới ra đời có sự kết hợp của ba yếu tố trên. Nhìn nhận về lịch sử đấu tranh giành độc lập ta thấy muốn giải phóng và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đồng thời phải giải phóng toàn thể nhân dân lao động,…. Lợi ích của mọi tầng lớp cơ bản là thống nhất. Đảng phải đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, không chỉ là trước mắt mà cả về lâu dài. Đó không thể coi là sách lược mà là mục đích và lý tưởng của Đảng. Khi giành được chính quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trách nhiệm của Đảng trước giai cấp và dân tộc càng tăng lên gấp bội. Vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng phụ thuộc vào việc thực hiện trách nhiệm nặng nề đó. Ngoài lợi ích đó ra, Đảng không có lợi ích nào khác. Qua đây ta thấy được sự trong sạch của Đảng. Chính vì nói là làm được như vậy nên Đảng được cả dân tộc và xã hội thừa nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội.

Thứ hai, Đảng đảm bảo sự ổn định của hệ thống chính trị

Đảng còn có vai trò tiên phong, điều đó được thể hiện ở lý luận tiên phong và hoạt động tiên phong. Nhân dân cần Đảng lãnh đạo với tư cách là lãnh tụ chính trị, là người dẫn đường bởi Đảng được trang bị những lý luận tiên phong. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Lý luận đó trước hết và chủ yếu là đem lại những căn cứ khoa học cho việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Những bộ phận của Đảng trong hệ thống chính trị luôn làm việc, hoạt động theo đường lối chính sách mà Đảng đề ra. Việc làm này đã tạo nên tính ổn định của hệ thống chính trị nước ta.

Thứ ba, biểu hiện cụ thể vai trò lãnh đạo của Đảng

Trong lĩnh vực giáo dục - một trong những lĩnh vực rất được Đảng quan tâm chú trọng đến, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ 15% đến 18%, số lượng các trường đại học tăng gấp 3,7 lần, số sinh viên tăng gấp 13 lần, số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng tăng, tỷ lệ mù chữ ở nước ta đã giảm rõ rệt…. Còn trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng đã thấy những tiến bộ đáng kể: Đảng đã đưa Nhà nước ta thoát khỏi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp đó là thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%, và gần đây là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006, và trong những năm gần đây Việt Nam đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên đấu trường quốc tế. Trong lĩnh vực đối ngoại, nước ta đã thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ và hợp tác với các nước trong khu vực và cả trên thế giới như: Thái Lan, Singapore, Mỹ, Pháp…. Ngoài ra vai trò của Đảng còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác (văn hóa, chính trị…) và trong phương châm hoạt động của các tổ chức.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 70 KTPL 10Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức tọa đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

Trả lời:

- Thời gian thực hiện: Ngày 26/3/2021

- Địa điểm thực hiện: Sân trường

- Thành phần tham gia: Các bạn học sinh trong toàn trường, Bí thư Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm,…

- Nội dung thực hiện:

+ Phần 1: Mở đầu: Giới thiệu thành phần tham dự

+ Phần 2: Nội dung: Lí do tổ chức buổi tòa đàm - Ban tổ chức tọa đàm theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị - Giải đáp thắc mắc

+ Phần 3: Kết thúc: Nói lên trách nhiệm của học sinh đối với các phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

Bài viết liên quan

561
  Tải tài liệu