Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 3: Thị trường
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 3.
Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
Video giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
a) Xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.
b) Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm gì?
c) Giá cả được thoả thuận như thế nào?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi: thị trường
- Yêu cầu b) Các chủ thể mua các sản phẩm có nhu cầu sử dụng và bán các sản phẩm dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng
- Yêu cầu c) Giá cả được xác định dựa trên giá cả thị trường và sự thỏa thuận giữa người bán và người mua
1. Khái niệm thị trường
b) Đề các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau điều gì?
c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Hình ảnh số 1:
+ Các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh là: chủ thể tiêu dùng (người mua hàng); chủ thể sản xuất (trong trường hợp người sản xuất trực tiếp mang sản phẩm của mình đi bán) và chủ thể trung gian (người bán hàng).
+ Các chủ thể này đang tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ truyền thống.
- Hình ảnh số 2:
+ Các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh là: chủ thể tiêu dùng (người mua hàng) và chủ thể trung gian (siêu thị/ trung tâm thương mại)
+ Các chủ thể này đang tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Yêu cầu b) Để hoạt động mua - bán được diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thỏa thuận với nhau về: số lượng hàng hóa, giá cả, chất lượng sản phẩm; dịch vụ khi mua và bán…
Yêu cầu c) Các quan hệ được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên: quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu, quan hệ hàng hóa - tiền tệ
2. Các loại thị trường
Câu hỏi trang 17 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và thảo luận
Thông tin 1. Thị trường thép thế giới dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021, sau khi suy giảm mạnh ở năm 2020 do đại dịch COVID-19. Sự hồi phục về nhu cầu thép thê giới ở nửa cuối năm 2020 đã đẩy giá tất cả các loại thép tăng lên. Trung Quốc đã tăng thị phần của mình trong sản lượng thép dài thể giới lên 61,2%. Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung vẫn là thị trường tiêu thụ thép dài chủ chốt và trong tương lai gần xu hướng này sẽ chưa thay đổi. Tại Việt Nam, từ giữa năm 2020, thị trường thép trong nước cũng bắt đâu hồi phục. Ngành thép Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn được triển khai.
(Theo Báo cáo thự trường thép Quý III năm 2021, tủ vietnambiz.com)
Thông tin 2. Vải thiều là trái cây đặc sản của miền Bắc, được trồng nhiều ở hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Thông thường, cứ đến vụ vải chín hằng năm, vải thiều được thương lái mua buôn tại vườn, vận chuyển đến các chợ đầu mối trên cả nước để cung cấp cho người tiều dùng những quả vải tươi ngon. Vải tươi cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản để có những sản phẩm như vải đông lạnh, nước vải thiều xuất khẩu. Từ vụ vải tháng 5 năm 2021, vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương đã xuất hiện trên sàn thương mại điện tử. Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương. Đây là kết quả của nỗ lực kết nối các chủ thể kinh tế có liên quan như người sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ thương mại trực tuyến và sự hổ trợ của Nhà nước.
(Theo Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, năm 2021)
a) Em hãy cho biết trong hai thông tin trên, nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại như thế nào?
b) Em hãy cho biết các sản phẩm trong hai thông tin trên có vai trò gì đối với sản xuất và tiêu dùng? Căn cứ vào vai trò đó có thể phân chia thị trường thành những loại nào?
c) Theo em, xét theo phạm vi không gian, thép được tiêu thụ ở đâu?
d) Thông tin 2 cho em biết điều gì về cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Trong hai thông tin trên, nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại thành:
+ Thị trường thép (ở thông tin 1)
+ Thị trường nông sản (ở thông tin 2).
Yêu cầu b)
- Vai trò của các sản phẩm trong hai thông tin trên:
+ Thông tin 1: Thép đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng
+ Thông tin 2: Vải thiều đóng vai trò là sản phẩm đầu ra, hàng hóa tiêu dùng của hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, vải thiều cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.
- Phân loại thị trường theo vai trò của sản phẩm:
+ Thị trường yếu tố sản xuất
+ Thị trường hàng tiêu dùng.
Yêu cầu c) Xét theo phạm vi không gian, thép được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Yêu cầu d) Trong thông tin 2, cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều là: thị trường truyền thống (giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến (giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
3. Chức năng của thị trường
Em hãy đọc thông tin trong trường hợp sau và trả lời câu hỏi
b) Em hãy cho biết số lượng và mức giá của sản phẩm vở mới thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Dấu hiệu cho thấy sản phẩm mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh được đón nhận trên thị trường là:
+ Mỗi dịp đầu năm học mới, các cơ sở sản xuất giấy hoạt động nhộn nhịp
+ Số lượng sản phẩm vở bán được năm trước tăng trung bình 150% mặc dù giá bán cao hơn 10% so với giá bán vở bìa trơn truyền thống. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận tăng cao
- Yêu cầu b)
+ Số lượng sản phẩm vở bán được năm trước tăng trung bình 150%
+ Giá bán cao hơn 10% so với giá bán vở bìa trơn truyền thống
- Yêu cầu c) Các thông tin từ thị trường tác động đến quyết định đầu tư Công nghệ in ấn mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh:
+ Mỗi dịp sắp bắt đầu năm học mới, học sinh sẽ đua nhau mua sắm tập vở mới để chuẩn bị tựu trường.
+ Một số xưởng sản xuất đã đầu tư thêm vào công nghệ ấn để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích tương tự phục vụ thị trường vở học sinh tại địa phương.
Yêu cầu d) Thị trường đã cung cấp nhiều thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ đó, giúp người tiêu dùng cân nhắc, điều chỉnh hành vi tiêu dùng để lựa chọn sản phẩm phù hợp
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 19 KTPL 10: Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
D. Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường.
E. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Trả lời:
- Nhận định A đúng. Vì thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên
- Nhận định B đúng. Vì: các yếu tố cơ bản của thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người bán, người mua.
- Nhận định C sai. Vì: trong một số trường hợp, con người có thể thỏa mãn nhu cầu mà không cần đến thị trường. Ví dụ: con người tự gieo trồng lúa, trồng rau hoặc chăn nuôi gia súc để tự phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.
- Nhận định D đúng. Vì: các yếu tố cơ bản của thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người bán, người mua.
- Nhận định E sai. Vì: các quan hệ cơ bản của thị trường bao gồm: quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu.
Luyện tập 2 trang 19 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan:
+ Cà phê nhân: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh
+ Cà phê hòa tan: doanh nghiệp kinh doanh
- Căn cứ vào cách thức phân loại, hai loại sản phẩm cà phê này được trao đổi trên nhiều loại thị trường:
+ Cà phê nhân: thị trường cà phê, thị trường yếu tố sản xuất, thị trường trong nước, thị trường thế giới, thị trường truyền thống, thị trường trực tuyến
+ Cà phê hòa tan: thị trường cà phê, thị trường hàng tiêu dùng, thị trường trong nước, thị trường thế giới, thị trường truyền thống, thị trường trực tuyến
Yêu cầu b)
- Nếu xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở: thị trường trong nước và thị trường thế giới
- Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm mới là: giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
Em có đồng ý với nhận định sau đây của bạn A không? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với nhận định trên của bạn A.
- Vì: thị trường có chức năng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như số lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm, điều kiện mua và bán. Dựa trên cơ sở các thông tin đó, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận và người tiêu dùng điều chỉnh việc mua bán hàng hóa sao cho có lợi nhất.
Trả lời:
- Theo em, bạn M nói đúng.
- Giải thích:
+ Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tôi đa hoá lợi ích sử dụng. Vì vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức gia thấp. Ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tôi đá hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá cao.
+ Vì vậy, phải có một mức giá thị trường đặ ra để thực hiện các chức năng cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng
- Báo cáo kết quả khảo sát (cách thức bảo cáo, địa điểm báo cáo...).
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
- Đối tượng khảo sát: các hộ gia đình xung quanh nơi sinh sống
- Tên thị trường khảo sát: thị trường hoa quả vào dịp Tết
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 23/1 - 31/1
- Nội dung khảo sát:
+ Mục đích: Để hiểu rõ được nhu cầu tiêu thụ các loại hoa quả của mọi người vào mỗi dịp Tết. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người.
+ Câu hỏi khảo sát:
Câu 1: Anh/chị có nhu cầu mua hoa quả vào dịp Tết không?
Câu 2. Anh/chị lựa chọn địa điểm nào để mua hoa quả?
Câu 3. Anh/chị có nhu cầu sử dụng những loại hoa quả nào vào dịp Tết?
Câu 4. Anh/chị thấy giá hoa quả vào dịp Tết diễn biến như thế nào?
Câu 5. Anh/chị thấy chất lượng các loại hoa quả dịp Tết như thế nào?
- Các công việc được thực hiện khi khảo sát
+ Xác định mục đích của bài khảo sát. Từ đó lựa chọn thị trường khảo sát, đối tượng khảo sát và lựa chọn các câu hỏi cho bài khảo sát
+ Cung cấp bài khảo sát cho các đối tượng phù hợp
+ Thu thập thông tin từ các bài khảo sát
+ Tổng hợp và phân tích những thông tin từ bài khảo sát theo mục đích đề ra
Lưu ý: Bảo mật tuyệt đối và mọi thông tin chỉ được dùng cho mục đích khảo sát
- Kết luận sau khảo sát: Kết luận về thị trường tiêu thụ hoa quả vào dịp Tết:
+ Diễn ra sôi động
+ Giá cao
+ Thiếu nguồn cung, nhu cầu tiêu dùng lớn
- Báo cáo kết quả khảo sát:
+ Tổng hợp thông tin trong Exel và báo cáo dựa trên bản thuyết trình powerpoint
+ Báo cáo tại lớp học bài khảo sát của nhóm cho thầy/cô và các bạn
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Trả lời:
Thị trường chuối xanh ngày Tết
Chuối xanh là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Vì vậy, càng về những ngày sát Tết, nhu cầu tiêu dùng loại quả này cũng tăng cao gấp nhiều lần so với ngày thường.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 tại các địa phương cùng với tình hình thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung loại hoa quả này không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người trong dịp Tết. Nếu như ngày thường, chuối xanh chỉ được bán với giá từ 5 - 10 nghìn đồng/kg thì càng về sát Tết, giá càng tăng lên gấp 2-3 lần. Do đó, hầu hết mọi người thường chọn mua khá sớm để đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo