Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội
Trả lời Câu hỏi trang 94 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
Giải KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Câu hỏi trang 94 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng chịu sự điều chỉnh của Hiền pháp và pháp luật bình đăng như mọi chủ thể chính trị khác.
(Theo Lyluanchinhtri.vn, ngày 22/4/2020)
Thông tin 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tính thần thượng tôn pháp luật, đáp ứng yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đồng thời, mặt trận thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
(Theo tapchicongsan.org.vn, 11/6/2019)
Trường hợp. Lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cập, anh K rất phân khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bảu cử. Anh K được cùng mọi người trực tiếp bỏ lá phiếu của minh đề bầu ra những đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.
+ Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Vai trò của Đảng:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng.
+ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong đó Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Đảng luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên:
+ Có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị.
+ Mặt trận Tổ quốc cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Yêu cầu b) Nhận xét: Anh K đã thể hiện rõ ý thức và trách nhiệm của mình trong việc tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi đã phấn khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bầu cử. Việc làm của anh K đã thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 92 KTPL 10: Em hãy cho biết, các hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào về chế độ chính trị? Em biết gì về những nội dung đó
Câu hỏi trang 93 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi Thông tin 1. Ngày 15/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất
Câu hỏi trang 94 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội
Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi. Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá
Luyện tập 1 trang 96 KTPL 10: Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? Vì sao
Luyện tập 2 trang 97 KTPL 10: Em hãy đánh giá các hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị trong các trường hợp dưới đây
Luyện tập 4 trang 97 KTPL 10: Khi tìm hiểu về bản chất của Nhà nước, M cho rằng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luyện tập 5 trang 97 KTPL 10: Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập
Bài viết liên quan
- Giải KTPL 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Cánh diều
- Giải KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị – Cánh diều
- Giải KTPL 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân – Cánh diều
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa xã hội Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước