Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật
Lời giải Hoạt động trang 61 Vật Lí 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10
Hoạt động trang 61 Vật Lí 10: Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật.
- Chuẩn bị: Một tấm ván dài khoảng 1m làm mặt phẳng nghiêng, xe lăn, vật nhỏ đặt trên xe lăn, vật chắn (có thể dùng quyển sách dày) (Hình 14.3)
- Tiến hành:
+ Đặt các vật nhỏ lên xe lăn. Giữ các vật và xe đứng yên trên đỉnh mặt phẳng nghiêng.
+ Thả cho xe trượt xuống dốc, dọc theo mặt phẳng nghiêng.
+ Quan sát hiện tượng xảy ra đối với xe và các vật trên xe.
- Thảo luận:
1. Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vật nhỏ bị văng về phía trước.
2. Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi?
Lời giải:
1. Khi xe đang trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì xe bị cản lại còn các vật nhỏ không bị cản vì theo quán tính các vật nhỏ vẫn có xu hướng bảo toàn vận tốc như cũ nên bị văng về phía trước.
2. Để giữ vật trên xe không bị văng thì ta cần gắn chặt các vật vào xe (bằng dây nối hoặc keo dán,…).
Khởi động trang 60 Vật Lí 10: Hình bên cho thấy một trong hai con tàu vũ trụ Voyager đang làm nhiệm
Câu hỏi trang 60 Vật Lí 10: Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch
Câu hỏi trang 61 Vật Lí 10: Quan sát các vật trong Hình 14.2.
Hoạt động trang 61 Vật Lí 10: Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật.
Câu hỏi 2 trang 61 Vật Lí 10: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tác dụng của các lực.
Câu hỏi 3 trang 61 Vật Lí 10: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng
Bài viết liên quan
- Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Lực ma sát
- Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Lực cản và lực nâng
- Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học
- Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn
- Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Thực hành: Tổng hợp lực