Giải Vật lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Chuyển động ném

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 12: Chuyển động ném sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

562
  Tải tài liệu

Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 12: Chuyển động ném

Khởi động trang 49 Vật Lí 10: Nhảy xa là một ví dụ về chuyển động ném. Theo em, trong việc nhảy xa thì những yếu tố nào có tính quyết định đến thành tích nhảy của vận động viên?

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Những yếu tố có tính quyết định đến thành tích nhảy của vận động viên:

- Tốc độ khi nhảy.

- Sức mạnh để có thể bật cao khi nhảy.

- Góc giậm nhảy.

I. Chuyển động ném ngang

Câu hỏi trang 49 Vật Lí 10: Hai viên bi có chạm đất cùng một lúc không?

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Hai viên bi chạm đất cùng lúc.

Câu hỏi trang 49 Vật Lí 10Hãy nhận xét về sự thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của hai viên bi sau những khoảng thời gian bằng nhau.

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Sau những khoảng thời gian bằng nhau, hai viên bi có cùng tọa độ theo phương thẳng đứng.

Câu hỏi trang 50 Vật Lí 10Hãy quan sát hình ảnh hoạt nghiệm ở Hình 12.2 để chứng tỏ chuyển động thành phần theo phương nằm ngang là chuyển động thẳng đều với vận tốc vx = v0.

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Từ hình ảnh hoạt nghiệm ta thấy: khi chiếu vị trí của viên bi A ở các thời điểm lên trục nằm ngang Ox thì thấy tọa độ của bi A tăng đều theo thời gian, tức là xt= hằng số. Như vậy chuyển động thành phần theo phương nằm ngang là chuyển động thẳng đều với vận tốc vx=xt=v0. 

 

Hoạt động trang 51 Vật Lí 10: Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra những kết luận 1 và 2.

Lời giải:

Phương án thí nghiệm kiểm tra kết luận 1:Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.

Tại độ cao h, ném vật A và đánh dấu điểm rơi tiếp đất, dùng thước đo tầm xa L1. Cũng tại vị trí này, dùng chân đá vật B (để tạo vận tốc khác vận tốc của vật A) và đánh dấu điểm rơi tiếp đất của B, dùng thước đo tầm ném xa L2.

So sánh L1 và L2.

Phương án kiểm tra kết luận 2: Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào được ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.

Tại độ cao h1, ném vật A và đánh dấu điểm rơi tiếp đất, dùng thước đo tầm ném xa L1.

Tại độ cao h2, ném vật B với cùng vận tốc của vật A và đánh dấu điểm rơi tiếp đất, dùng thước đo tầm ném xa L2. (đảm bảo trong quá trình ném sử dụng các lực tương đương nhau).

So sánh L1 và L2.

Hoạt động trang 51 Vật Lí 10Dùng thước kẻ giữ ba viên bi (sắt, thủy tinh và gỗ) có cùng kích thước, trên một tấm thủy tinh đặt nghiêng trên mặt bàn rồi nâng thước lên (Hình 12.5). Hãy dự đoán tầm xa của ba viên bi và làm thí nghiệm kiểm tra.

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Dự đoán:

Tầm xa của 3 viên bi được tính theo công thức: L=v02Hg 

Vì 3 viên bi ở cùng độ cao H và được giữ thả ở cùng 1 vị trí nên vận tốc khi ở mép bàn là gần như nhau, tức là v0 bằng nhau nên tầm xa của 3 viên bi sẽ như nhau.

Câu hỏi 1 trang 51 Vật Lí 10: Nếu đồng thời ném hai quả bóng giống nhau với những vận tốc bằng nhau theo phương nằm ngang từ hai độ cao h1, h2 khác nhau (h1 < h2) thì:

a) Quả bóng ném ở độ cao nào chạm đất trước?

b) Quả bóng ném ở độ cao nào có tầm xa lớn hơn?

Lời giải:

a. Thời gian chạm đất của bóng tính theo công thức: t=2hg 

Mà h1 < h2 nên t1 < t2. Vậy quả bóng ở độ cao h1 chạm đất trước.

b. Tầm xa của bóng tính theo công thức: L=v02hg

Hai quả bóng có cùng v0, mà h1 < h2 nên L1 < L2. Vậy quả bóng ở độ cao h2 có tầm xa lớn hơn.

Câu hỏi 2 trang 51 Vật Lí 10: Một máy bay chở hàng đang bay ngang ở độ cao 490 m với vận tốc 100 m/s thì thả một gói hàng cứu trợ xuống một làng đang bị lũ lụt. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản không khí.

a) Sau bao lâu thì gói hàng chạm đất?

b) Tầm xa của gói hàng là bao nhiêu?

c) Xác định vận tốc của gói hàng khi chạm đất.

Lời giải:

a. Thời gian gói hàng chạm đất: t=2hg=2.4909,8=10s. 

b. Tầm xa của gói hàng: L=v0.t=100.10=1000m. 

c. Vận tốc của gói hàng khi chạm đất:

Giải Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném - Kết nối tri thức (ảnh 1)

v=vx2+vy2=v02+gt2=1002+9,8.102140m/s. 

II. Chuyển động ném xiên

Câu hỏi trang 51 Vật Lí 10: Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động ném xiên trong đời sống.

Lời giải:

Ví dụ: nhảy xa, bắn đạn, ném bóng rổ,…

Câu hỏi trang 53 Vật Lí 10: Người ta bắn một viên bi với vận tốc ban đầu 4 m/s hướng lên theo phương xiên 45o so với phương nằm ngang. Coi sức cản của không khí là không đáng kể.

1. Tính vận tốc của viên bi theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng tại các thời điểm: bắt đầu bắn, sau 0,1 s và sau 0,2 s.

2. a) Viên bi đạt tầm cao H vào lúc nào?

b) Tính tầm cao H.

c) Gia tốc của viên bi ở tầm cao H có giá trị bằng bao nhiêu?

3. a) Vận tốc của viên bi có độ lớn cực tiểu ở vị trí nào?

b) Viên bi có vận tốc cực tiểu vào thời điểm nào?

4. a) Khi nào viên bi chạm sàn?

b) Xác định vận tốc của viên bi khi chạm sàn?

c) Xác định tầm xa L của viên bi.

Lời giải:

1. Vận tốc ban đầu của viên bi theo phương ngang:

v0x=v0.cosα=4.cos45o=22m/s. 

Vận tốc ban đầu của viên bi theo phương thẳng đứng:

v0y=v0.sinα=4.sin45o=22m/s.

Vận tốc theo phương ngang của viên bi sau 0,1s và 0,2 s: vx=v0x=22m/s. 

Vận tốc theo phương thẳng đứng của viên bi sau 0,1s:

vy=v0gt1=229,8.0,1=1,85m/s. 

Vận tốc theo phương thẳng đứng của viên bi sau 0,2s:

vy=v0gt2=229,8.0,2=0,87m/s. 

2.

a. Khi viên bi đạt tầm cao H thì vy=0v0ygt=0t=v0yg=229,8=0,29s. 

b. Tầm cao H: H=v0y22g=2222.9,8=0,4m. 

c. Gia tốc viên bi ở tầm cao H: a = - g = - 9,8 m/s2.

3.  

a. Vận tốc của viên bi ở thời điểm t bất kì: v=vx2+vy2

Vì vx không đổi nên v có giá trị nhỏ nhất khi vy = 0 (khi đạt tầm cao H)

Vậy vận tốc viên bi có độ lớn cực tiểu bằng 0 ở tầm cao H = 0,4 m.

b. Viên bi có vận tốc cực tiểu vào thời điểm đạt tầm cao H: t = 0,29s.

4.

a. Thời gian viên bi chạm mặt sàn: t'=2t=2.0,29=0,58s. 

b. Vận tốc bi khi chạm sàn: v=vx2+vy2

vx=v0x=22m/svy=v0ygt'=229,8.0,58=2,86m/s

v=vx2+vy24,02m/s. 

c. Tầm xa của bi: L=vx.t'=22.0,58=1,64m. 

Em có thể 1 trang 54 Vật Lí 10: Sử dụng được các công thức của chuyển động ném ngang để giải thích cách thả hàng cứu trợ bằng máy bay.

Lời giải:

Công thức tính thời gian khi chạm đất: t=2hg.

Công thức tính tầm xa: L=v0.t

Như vậy để cứu trợ gói hàng đến đúng vị trí cần cứu trợ thì chọn vị trí cứu trợ là vị trí chạm đất để đo tầm xa L, đồng thời xác định được độ cao h của máy bay lúc đó, rồi điều chỉnh vận tốc ném v0=Lt=Lg2h để ném gói hàng.

Em có thể 2 trang 54 Vật Lí 10: Vận dụng được kiến thức về chuyển động ném xiên để giải thích một số tình huống đơn giản trong cuộc sống. Ví dụ thành tích nhảy xa của vận động viên phụ thuộc vào góc nhảy, việc điều chỉnh góc bắn để có tầm đạn bay xa nhất của các pháo thủ.

Lời giải:

Ví dụ: Thành tích nhảy xa của vận động viên chính là tầm xa của chuyển động ném xiên: L=v02sin2αg nên sẽ phụ thuộc vào vận tốc bắt đầu nhảy v0 và góc nhảy α.

Hoặc khi bắn đạn thì tầm đạn bay xa nhất cũng chính là tầm xa L=v02sin2αg nên cần điều chỉnh góc bắn α=45o để sin2αmax=1 thì tầm xa lớn nhất.

 

Hoạt động trải nghiệm trang 54 Vật lí 10:

1. Tìm hiểu bằng lí thuyết

Vận dụng những kiến thức đã học về chuyển động ném để dự đoán về:

- Để ném ngang một vật đạt tầm bay xa lớn nhất thì phải chọn độ cao như thế nào?

- Để ném xiên một vật đạt tầm xa lớn nhất thì phải chọn góc ném như thế nào?

2. Lập phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

3. Thực hiện thí nghiệm, rút ra kết luận.

4. Viết báo cáo về kết quả tìm được.

5. Trình bày báo cáo trước lớp.

Lời giải:

1. Tầm bay xa của vật ném ngang: L=v0.2hg nên để ném vật bay xa nhất thì phải chọn độ cao cực đại hmax.

 

Tầm bay xa của vật ném xiên L=v02sin2αg nên Lmax­ khi  sin2αmax=1a=45o. Vậy phải chọn góc ném hợp với phương ngang một góc 45o.

2. Phương án thí nghiệm:

- Ném xa 1 vật theo phương ngang ở các độ cao khác nhau và dùng thước đo tầm xa sau mỗi lần ném rồi so sánh.

- Ném xiên 1 vật theo các góc khác nhau 10o, 20o, 300, 45o, 70o,… và dùng thước đo tầm xa sau mỗi lần ném rồi so sánh.

Các mục 3, 4, 5 học sinh tự tiến hành thí nghiệm và hoàn thành hoạt động theo hướng dẫn.

Bài viết liên quan

562
  Tải tài liệu