Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Các khái niệm mở đầu
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 7: Các khái niệm mở đầu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 10 Bài 7: Các khái niệm mở đầu
Mở đầu:
Mở đầu trang 46 Toán 10 Tập 1: Nhiệt độ và gió là hai yếu tố luôn cùng được đề cập trong các bản tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên, nhiệt độ là đại lượng chỉ có độ lớn, còn gió có cả hướng và độ lớn. Với một đơn vị đo, ta có thể dùng số liệu biểu diễn nhiệt độ. Đối với các đại lượng gồm hướng và độ lớn như vận tốc gió thì sao? Ta có thể dùng đối tượng toán học nào để biểu diễn chúng?
Lời giải
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:
Ta sẽ sử dụng vecto để biểu diễn các đại lượng gồm hướng và độ lớn như vận tốc gió.
Trong đó hướng của vecto là hướng gió, độ dài vecto là độ lớn của vận tốc gió.
1. Khái niệm Vecto
Giải Toán 10 trang 47 Tập 1
HĐ 1 trang 47 Toán 10 Tập 1: Một con tàu khởi hành từ đảo A, đi thẳng về hướng đông 10 km rồi đi thẳng tiếp 10 km về hướng nam thì tới đảo B (H.4.2). Nếu từ đảo A, tàu đi thẳng (không đổi hướng) tới đảo B, thì phải đi theo hướng nào và quãng đường phải dài bao nhiêu kilômét?
Lời giải
Ta có hình vẽ sau:
Vì góc giữa hướng đông và hướng nam là bằng 900 nên do đó tam giác AHB vuông tại H.
Xét vuông tại H, áp dụng định lí Py – ta – go ta có: AB2 = AH2 + BH2
Thay số: AB2 = 102 + 102 = 100 + 100 = 200
(km)
vuông tại H, có AH = BH = 10 km nên cân tại H
Do đó nếu đi từ đảo A, tàu đi thẳng (không đổi hướng) tới đảo B thì phải đi theo đường thẳng AB chính là hướng đông nam, tạo với hướng đông một góc 45°.
Vậy nếu từ đảo A, tàu đi thẳng (không đổi hướng) tới đảo B, thì phải đi theo hướng đông nam, tạo với hướng đông một góc 45° và đi quãng đường dài km.
Luyện tập 1 trang 47 Toán 10 Tập 1: Cho tam giác đều ABC với cạnh có độ dài bằng a. Hãy chỉ ra các vectơ có độ dài bằng a và có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của tam giác ABC.
Lời giải
Vì tam giác ABC là tam giác đều với cạnh có độ dài bằng a nên AB = BC = AC = a.
Các vectơ có độ dài bằng a và có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của tam giác ABC là:
2. Hai vecto cùng phương, cùng hướng, bằng nhau
Giải Toán 10 trang 48 Tập 1
HĐ 2 trang 48 Toán 10 Tập 1: Quan sát các làn đường trong Hình 4.5 và cho biết những nhận xét nào sau đây là đúng.
a) Các làn đường song song với nhau.
b) Các xe chạy theo cùng một hướng.
c) Hai xe bất kì đều chạy theo cùng một hướng hoặc hai hướng ngược nhau.
Lời giải
Trên hình vẽ ta quan sát làn đường và hướng di chuyển (mũi tên) của các xe thấy:
+ Các làn đường chạy song song với nhau. Do đó nhận xét a) là đúng.
+ Có hai xe chạy hướng từ dưới lên trên, còn ba xe chạy hướng từ trên xuống dưới. Nên các xe không chạy theo cùng một hướng. Do đó nhận xét b) sai.
+ Hai xe bất kì hoặc chạy cùng hướng (hai xe cùng chạy hướng từ trên xuống dưới hoặc hướng từ dưới lên trên) hoặc chạy ngược hướng nhau (một xe chạy hướng từ dưới lên trên và một xe chạy hướng từ trên xuống dưới). Do đó nhận xét c) đúng.
HĐ 3 trang 48 Toán 10 Tập 1: Xét các vectơ cùng phương trong Hình 4.7. Hai vectơ và được gọi là cùng hướng, còn hai vectơ và được gọi là ngược hướng. Hãy chỉ ra các vectơ cùng hướng với vectơ và các vectơ ngược hướng với vectơ .
Lời giải
Trong Hình 4.7:
+ Hai vectơ và cùng hướng ta quan sát thấy hai vectơ có giá song song với nhau nên hai vectơ cùng phương, lại thấy vectơ và đều có hướng cùng chiều nhau.
+ Hai vectơ và ngược hướng nhau ta quan sát thấy hai vectơ có giá song song với nhau nên hai vectơ cùng phương, lại thấy vectơ và có hướng ngược chiều nhau.
Do đó các vectơ cùng hướng với vectơ sẽ là những vectơ có giá song song và cùng chiều với vectơ , đó là những vectơ và .
Do đó các vectơ ngược hướng với vectơ sẽ là những vectơ có giá song song và ngược chiều với vectơ , đó là những vectơ và .
Giải Toán 10 trang 49 Tập 1
Luyện tập 2 trang 49 Toán 10 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD với hai đáy AB, CD, AB < CD (H.5.10). Hãy chỉ ra mối quan hệ về độ dài, phương, hướng giữa các cặp vectơ và , và , và . Có các cặp vectơ nào trong các cặp vectơ trên bằng nhau hay không?
Lời giải
- Cặp vectơ và :
+ Độ dài: cùng độ dài vì mà AD = BC (tính chất hình thang cân);
+ Phương: không cùng phương do giá của hai vectơ không song song và không trùng nhau;
+ Hướng: không cùng hướng do hai vectơ này không cùng phương.
Do đó hai vecto và không bằng nhau.
- Cặp vectơ và :
+ Độ dài: không cùng độ dài do mà AB < CD;
+ Phương: cùng phương do hai vectơ có giá song song với nhau;
+ Hướng: ngược hướng.
Do đó hai vecto và không bằng nhau.
- Cặp vectơ và :
+ Độ dài: cùng độ dài do mà AC = BD (tính chất hình thang cân);
+ Phương: không cùng phương do giá của hai vectơ không song song và không trùng nhau;
+ Hướng: không cùng hướng do hai vectơ này không cùng phương.
Do đó hai vecto và không bằng nhau.
Vậy không có cặp vectơ nào bằng nhau.
Luyện tập 3 trang 49 Toán 10 Tập 1: Trong các điều kiện dưới đây, chọn điều kiện cần và đủ để một điểm M nằm giữa hai điểm phân biệt A và B.
a) và ngược hướng;
b) và cùng phương;
c) và cùng hướng;
d) và ngược hướng.
Lời giải
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì và ngược hướng.
+ Nếu hai vectơ và ngược hướng thì hai vecto và cùng phương
Do đó ba điểm M, A, B thẳng hàng.
Mà hai vectơ và ngược hướng nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Suy ra điềm M nằm giữa hai điểm phân biệt A và B khi và chỉ khi và ngược hướng.
Vậy điều kiện cần và đủ để một điểm M nằm giữa hai điểm phân biệt A và B là và ngược hướng.
Chọn điều kiện d)
Giải Toán 10 trang 50 Tập 1
Vận dụng trang 50 Toán 10 Tập 1: Hai ca nô A và B chạy trên sông với các vận tốc riêng có cùng độ lớn là 15 km/h. Tuy vậy, ca nô A chạy xuôi dòng còn ca nô B chạy ngược dòng. Vận tốc của dòng nước trên sông là 3 km/h.
a) Hãy thể hiện trên hình vẽ, vectơ vận tốc của dòng nước và các vectơ vận tốc thực tế của ca nô A, B.
b) Trong các vectơ , những vectơ nào cùng phương và những cặp vectơ nào ngược hướng?
Lời giải
a) Vận tốc riêng của hai ca nô có cùng độ lớn là 15 km/h nên vectơ có cùng độ dài. Ca nô A chạy xuôi dòng còn ca nô B chạy ngược dòng nên vectơ cùng hướng với vecto và ngược hướng với vectơ .
Ta có hình vẽ sau:
b) Ta có:
+ cùng hướng với vectơ nên hai vectơ này cùng phương;
+ ngược hướng với vectơ nên hai vectơ này cùng phương;
+ Quan sát hình vẽ, cùng hướng với vectơ và ngược hướng với vectơ nên cùng phương, ngược hướng với vevtơ .
Vậy:
- Các cặp vectơ cùng phương là: và ; và ; và .
- Các cặp vectơ ngược hướng là: và ; và .
Bài tập
Bài 4.1 trang 50 Toán 10 Tập 1: Cho ba vectơ đều khác . Những khẳng định nào sau đây là đúng?
a) đều cùng hướng với ;
b) Nếu không cùng hướng với thì ngược hướng với ;
c) Nếu và đều cùng phương với thì và cùng phương;
d) Nếu và đều cùng hướng với thì và cùng hướng.
Lời giải
+ Do vectơ – không cùng hướng với mọi vectơ nên khẳng định a) là đúng.
+ Do không cùng hướng với nên có thể có hai trường hợp xảy ra đó là: hoặc và ngược hướng hoặc và không cùng phương. Do đó khẳng định b) sai.
+ Nếu và đều cùng phương với thì và có giá song song hoặc trùng với giá của vevto . Suy ra và có giá song song hoặc trùng nhau nên và cùng phương. Do đó khẳng định c) đúng.
+ Nếu và đều cùng hướng với thì và cùng hướng với nhau. Do đó khẳng định d) là đúng.
Bài 4.2 trang 50 Toán 10 Tập 1: Trong Hình 4.12, hãy chỉ ra các vecto cùng phương. Các vecto ngược hướng và các cặp vecto bằng nhau.
Lời giải
+ Quan sát hình vẽ, ta thấy các vecto có giá song song với nhau nên các vecto cùng phương với nhau là: .
+ Các cặp vecto ngược hướng: và ; và .
Do đó các vecto có cùng độ dài (cạnh huyền của các tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 2 và 4).
Suy ra và cùng hướng và có cùng độ dài nên bằng nhau.
Vậy cặp vecto bằng nhau là và .
Bài 4.3 trang 50 Toán 10 Tập 1: Chứng minh rằng tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi
Lời giải
+ Ta có: ABCD là hình bình hành
⇒ AD // BC (tính chất hình bình hành)
và cùng phương
và cùng hướng.
Mà AD = BC (tính chất hình bình hành)
+ suy ra và cùng phương, cùng hướng và cùng độ dài.
AD // BC và BC = AD.
ABCD là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
Vậy tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi .
Bài 4.4 trang 50 Toán 10 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Hãy chỉ ra tập S gồm tất cả các vectơ khác , có điểm đầu và điểm cuối thuộc tập hợp {A; B; C; D; O}. Hãy chia tập S thành các nhóm sao cho hai vectơ thuộc cùng một nhóm khi và chỉ khi chúng bằng nhau.
Lời giải
Các vectơ khác , có điểm đầu và điểm cuối thuộc tập hợp {A; B; C; D; O} là:
Khi đó tập S được chia thành các nhóm là:
Bài 4.5 trang 50 Toán 10 Tập 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy vẽ các vectơ với A(1;2), M(0;‒1), N(3;5)
a) Chỉ ra mối quan hệ giữa hai vectơ trên.
b) Một vật thể khởi hành từ M và chuyển động thẳng đều với vận tốc (tính theo giờ) được biểu diễn bởi vecto . Hỏi vật thể đó có đi qua N hay không? Nếu có thì sau bao lâu vật sẽ tới N?
Lời giải
a) Quan sát hình vẽ, ta có: hai vecto và là hai vecto cùng phương, cùng hướng.
b) Vì và là hai vecto cùng hướng nên khi vật thể khởi hành từ M và chuyển động thẳng đều với vận tốc (tính theo giờ) được biểu diễn bởi nên vật thể đó đi qua điểm N.
Gọi H là hình chiếu của A lên Ox và K là hình chiếu của N lên Oy.
Xét ΔOAH vuông tại H, theo định lí Py – ta – go có: OA2 = OH2 + AH2 = 22 + 12 = 5
Xét ΔMNK vuông tại K, theo định lí Py – ta – go có: MN2 = KM2 + KN2 = 62 + 32 = 45
MN = 3OA
Vậy nếu coi độ lớn của OA là một đơn vị giờ thì sau khi khởi hành 3 giờ vật sẽ tới N.
Bài viết liên quan
- Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ
- Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Tích của một vecto với một số
- Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ
- Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Tích vô hướng của hai vecto
- Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 4