Nội dung chính bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi hay nhất | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6
HoidapVietJack giới thiệu nội dung chính tác phẩm Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi lớp 6.
Phần 1: Nội dung chính bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Ngữ văn lớp 6
“Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi” là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.
Phần 2: Bố cục văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Ngữ văn lớp 6
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …mãnh liệt ấy trong thơ ông?): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thuần khiết của mình): Chứng minh Lò Ngân Sủn là người con của núi
- Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong.
Phần 3: Tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Ngữ văn lớp 6
Tóm tắt tác phẩm Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 1
Là một văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.
Tóm tắt tác phẩm Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 2
Núi trong thơ của Lò Ngân Sủn đầy thơ mộng và mãnh liệt, hiện lên như một phần hồn thơ của ông. Những bài thơ tiêu biểu của ông như Chiều biên giới, Trời và đất, Ngôi nhà rông, … đều mang âm vọng của núi. Từ nhỏ, Lò Ngân Sủn đã như một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, thuộc tỉnh Lào Cai. Khi lớn lên, muôn dặm núi non sông từ khắp nơi đất nước đã ùa vào hồn thơ ông. Vì có tình yêu thiết tha với núi rừng, quê hương nên những câu thơ của Lò Ngân Sủn luôn đi vào trong trái tim của độc giả.