ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Hai di sản tiêu biểu cho thành tựu và bản sắc của nền văn hóa người Hải Dương trước thế kỉ X là:
A. A. Trống đồng, gạch nung
B. B. Trống đồng, chữ Hán
C. C. Trống đồng, mộ thuyền
D. D. Mộ thuyền, gạch nung
Câu 2: Vì sao mộ thuyền lại khá phổ biến ở Hải Dương
A. A. Sống ở vùng ven biển
B. B. Sinh sống ở vũng trũng
C. C. Sống trên các khu vực đồi núi
D. D. Sống ở các cao nguyên
Câu 3: Trống đồng nào tìm thấy ở Hải Dương tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Đông Sơn
A. A. Hoàng Lại B. Hữu Chung C. Làng Gọp
B. D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 4: Hải Dương không giáp với tỉnh nào sau đây
A. Nam Định B. Hưng Yên C. Thái Bình D. Quảng Ninh
Câu 5: Đâu là các thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương ?
A. Bình Giang, Cẩm Giàng
B. Nam Sách, Gia Lộc
C. Chí Linh, Hải Dương
D. Kinh Môn, Thanh Hà
Câu 6: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu
A. ôn đới gió mùa.
B. cận xích đạo.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận nhiệt gió mùa.
Câu 7: Trống đồng đã được phát hiện ở những địa điểm nào của Hải Dương?
A. Kinh Môn, Thanh Hà, Nam Sách
B. Thành phố Hải Dương, Tứ Kì, Thanh Hà
C. Nam Sách, Chí Linh, Thanh Miện
D. Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Hà
Câu 8: Theo quan niệm của người Việt, trống đồng là vật?
A. linh thiêng, biểu tượng cho quyền lực, sức mạnh, sự giàu có của con người.
B. là nhạc cụ phục vụ cho các nghi thức lễ hội.
C. không có ý nghĩa gì
D. Đáp án A, B đúng
Câu 9: Những nét mới trong đời sống văn hóa Hải Dương thời Bắc thuộc
A. tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra hệ thống từ Hán – Việt.
B. xuất hiện tư tưởng Nho giáo, củng cố chế độ phụ quyền, nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.
C. Tiếp thu tư tưởng Phật giáo trên nền tảng của tín ngưỡng dân gian.
D. Tất cả phương án trên
Câu 10: Đánh giá về sự bảo tồn và phát triển của văn hóa Hải Dương trong thời kì Bắc thuộc:
A. nhân dân ta bị đồng hóa
B. chỉ phát triển tín ngưỡng truyền thống.
C. tiếp thu những yếu tố văn hóa mới, góp phần thúc đẩy văn hóa Hải Dương phát triển cao hơn.
D. vừa phát triển tín ngưỡng thuyền thống, vừa tiếp thu những yếu tố văn hóa mới, góp phần thúc đẩy văn hóa Hải Dương phát triển cao hơn.
Câu 11: Hải Dương giáp với những tỉnh nào?
A. Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng
B. Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng
C. Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng
D. Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên
Câu 12: Hải Dương có mấy dạng địa hình và cảnh quan chính? Đó là những dạng nào
A. Có 3 dạng địa hình và cảnh quan: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng
B. Có 2 dạng địa hình và cảnh quan: đồi núi, đồng bằng
C. Có 4 dạng địa hình và cảnh quan: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, trung du
D. Có 1 dạng địa hình và cảnh quan là đồng bằng
II. Phần tự luận
Câu 1
a. Kể tên các loại trống đồng được tìm thấy ở Hải Dương? Hình ảnh trống đồng là minh chứng giúp em hiểu thêm điều gì về người Hải Dương?
b. Tín ngưỡng của người Hải Dương trong thời kì Văn Lang Âu Lạc là gì?Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống?
Câu 2
a. Nêu thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương.
b. Một số biện pháp bảo vệ môi trường của Hải Dương. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường của chúng ta.
GỢI Ý
Câu 1
a. - Trống Hữu Chung, Trống Làng Gọp, Hoàng Lại
- Hình ảnh trống đồng là biểu tượng cho nền văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của người Hải Dương. Đây còn là mình chứng cho sự phát triển nghề thủ công đúc đồng đạt đến độ tinh xảo
b.- Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên và con người
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là thờ các vị thần tự nhiên như thần Đất, thần Nước, Núi, Sông,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Tín ngưỡng sùng bái con người là thờ cúng tổ tiên và những người có công tại địa phương.
Câu 2
a. Hải Dương có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là “phên giậu” phía đông của kinh thành Thăng Long.
Thuận lợi:
+ Đối với tự nhiên: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối xanh tốt, sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa cung cấp nguồn nước dồi dào..
+ Đối với KT XH: Nằm trong tam giác kinh tế phát triển, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư ...; Thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa dịch vụ ...
+ Đối với an ninh quốc phòng: có vị trí chiến lược, cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội
+ Khó khăn: thiên tai, vấn đề giao thông, phức tạp về xã hội (lao động, việc làm, dịch bệnh)
b.- Một số biện pháp bảo vệ môi trường của Hải Dương
- Xây dựng nội dung tuyên truyền sát thực với các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh, của địa phương như: thu gom, phân loại rác tại nguồn theo môi hình tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên…
- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường
- Tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của công tác tuyên truyền..
* Em đã làm gì để bảo vệ môi trường của chúng ta: học sinh tự liên hệ với bản thân mình….