Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
Lý thuyết tổng hợp Tin học lớp 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học lớp 8.
Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
• Nội dung chính
- Cấu trúc lặp với số lần lặp không xác định trước
- Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while..do
1. Lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- Để viết chương trình chỉ dẫn máy tính thực hiện xác hoạt động lặp mà chưa xác định trước được số lần lặp, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa xác định.
- Cú pháp: while <điều kiện> do <câu lệnh>; trong đó:
+ Điều kiện: thường là 1 phép so sánh
+ Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
2. Sơ đồ khối
Các bước thực hiện như sau:
- B1: kiểm tra điều kiện
- B2: nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
Kết luận: việc lặp lại một nhóm hoạt động với số lần chưa xác định trước phụ thuộc vào 1 điều kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện không thỏa mãn.
3. Ví dụ về số lần lặp không biết trước
Ví dụ 1: Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,...), cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
Điều kiện: Khi tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000 thì kết thúc hoạt động lặp
Mô tả thuật toán bằng liệt kê:
- B1: S 0, n 0
- B2: Nếu S ≤ 1000, n n + 1; ngược lại chuyển tới Bước 4
- B3: S S + n và quay lại Bước 2
- B4: In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S > 1000. Kết thúc thuật toán( thuật toán chỉ dừng lại khi S>1000)
Ví dụ 2: Chúng ta biết rằng, nếu n ( n >0) càng lớn thì 1/n càng nhỏ, nhưng luôn lớn hơn 0. Với giá trị nào của n thì 1/n < 0.005 hoặc 1/n < 0.003? chương trình dưới đây tìm số n nhỏ nhất để 1/n nhỏ hơn 1 sai số cho trước.
4. Lặp vô hạn lần – lỗi lập trình cần tránh
- Khi viết chương trình cần tránh việc tạo lên những vòng lặp vô tận, điều này làm cho chương trình chạy mãi không dừng và không ra kết quả mong muốn.
- Có những trường hợp phải sử dụng vòng lặp vô hạn để tính toán, nhưng nó sẽ tốn nhiều tài nguyên.
- Ví dụ về 1 vòng lặp vô hạn: do a = 5 luôn nhỏ hơn 6 nên điều kiện luôn đúng, do đó vòng lặp không bao giờ kết thúc.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Vòng lặp While – do kết thúc khi nào
A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn
B. Khi đủ số vòng lặp
C. Khi tìm được Output
D. Tất cả các phương án
Vòng lặp While – do là vòng lặp chưa biết trước số lần lặp vì vậy việc lặp chỉ kết thúc khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn.
Đáp án: A
Câu 2:Việc đầu tiên mà câu lệnh While ... do cần thực hiện là gì?
A. Thực hiện < câu lệnh > sau từ khóa Do
B. Kiểm tra giá trị của < điều kiện >
C. Thực hiện câu lệnh sau từ khóa Then
D. Kiểm tra < câu lệnh >
Việc đầu tiên mà câu lệnh While ... do cần thực hiện là kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước đầu.
Đáp án: B
Câu 3:Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần trong đoạn chương trình sau:
i := 5;
While i>=1 do i := i – 1;
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 5 lần
D. 6 lần
Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện 5 lần vì i = 5 mỗi lần kiểm tra i>=1 thì giảm i đi 1 đơn vị qua câu lệnh i := i – 1; vậy câu lệnh được thực hiện 5 lần.
Đáp án: C
Câu 4:Hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:
a:=10; While a < 11 do write (a);
A. Trên màn hình xuất hiện một số 10
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11
D. Chương trình bị lặp vô tận
vì 10<11 nên đưa ra màn hình giá trị của a là 10 qua câu lệnh write(a);
Đáp án: A
Câu 5:Câu lệnh sau giải bài toán nào:
While M <> N do
If M > N then M:=M-N else N:=N-M;
A. Tìm UCLN của M và N
B. Tìm BCNN của M và N
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N
Câu lệnh trên giải bài toán tìm UCLN của M và N. Với ý tưởng, kiểm tra xem M, N có giá trị khác nhau không. Nếu có thực hiện kiểm tra giá trị nào lớn hơn. Giá trị lớn hơn sẽ được gán bằng hiệ của số lớn trừ số bé. Việc làm thế cứ lặp đi lặp lại đến khi hai giá trị bằng nhau thì đưa ra UCLN của nó.
Đáp án: A
Câu 6:Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
A. Ngày tắm hai lần
B. Học bài cho tới khi thuộc bài
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần
D. Ngày đánh răng 2 lần
Hoạt động học cho đến khi thuộc bài là lặp với số lần chưa biết trước vì không biết đến khi nào sẽ thuộc, chỉ cần biết thuộc sẽ dừng.
Đáp án: B
Câu 7:cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
A. While < điều kiện > to < câu lệnh >;
B. While < điều kiện > to < câu lệnh 1 > do < câu lệnh 2 >;
C. While < điều kiện > do ;< câu lệnh >;
D. While < điều kiện > do < câu lệnh >;
cú pháp lệnh lặ với số lần chưa biết trước:
while <điều kiện> do <câu lệnh>; trong đó:
+ Điều kiện: thường là 1 phép so sánh
+ Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Đáp án: D
Câu 8:Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng:
A. While S>=108 do
B. While S < 108 do
C. While S < 1.0E8 do
D. While S >= E8 do
Cấu trúc câu lệnh While- do có dạng:
While <điều kiện > do < câu lệnh>;
Ý nghĩa: Câu lệnh được thực hiện khi điều kiện được thỏa mãn. Do vậy mỗi lần thực hiện câu lệnh nó sẽ kiểm tra điều kiện, đúng sẽ thực hiện, sai thì dừng vòng lặp.
Mà điều kiện của bài là S>108 vì vậy nó sẽ kiểm tra S< 108 thì tính tổng đến khi S>108 thì dừng. Trong Pascal S< 108 được viết là S< 1.0E8.
Đáp án: C
Câu 9:Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào sau đây để lặp với số lần chưa biết trước:
A. For…do
B. While…do
C. If..then
D. If…then…else
cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
while <điều kiện> do <câu lệnh>;
Đáp án: B
Câu 10:Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh:
x:=1; While x<=5 do write(‘Hoa hau’);
A. x:=1
B. X>=5
C. Hoa hau
D. Không có kết quả.
vì x= 1<5 nên sẽ thực hiện câu lệnh write(‘Hoa hau’); → kết quả ra màn hình là nội dung trong dấu nháy đơn.
Đáp án: C