Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

Lý thuyết tổng hợp Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 8.

4711
  Tải tài liệu

BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU

A. Lý thuyết

• Nội dung chính:

- Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình

- Tương tác người – máy

1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu là miền xác định giá trị có thể của dữ liệu và các phép toán có thể thực hiện trên các dữ liệu đó. Một số kiểu thường dùng:

   - Số nguyên: ví dụ số học sinh 1 lớp, số sách trong thư viện

   - Số thực: ví dụ như chiều cao, điểm trung bình

   - Kí tự: là 1 chữ, 1 số hay 1 kí hiệu đặc biệt. nó là 1 chữ cái của ngôn ngữ lập trình.

   - Xâu kí tự: là các chữ cái nối với nhau. Xâu kí tự thường được đặt trong dấu nháy đơn ‘’. Tương tự khi muốn chương trình dịch hiểu dãy số là 1 xâu, ta để dãy số này trong dấu nháy đơn. Ví dụ: ‘2354’, ‘12’,…

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

2. Các phép toán với kiểu dữ liệu số

Bảng kí hiệu các phép toán số học có trong Pascal:

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

- Lưu ý 1: kết quả chia 2 số n và m( tức là n/m) cho kết quả là 1 số thực.

- Ví dụ:

5 ⁄ 2 = 2.5; -12 ⁄ 5 = -2.4;

5 div 2 = 2; -12 div 5 = -2;

5 mod 2 = 1; -12 mod 5 = -2;

- Lưu ý 2: chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

3. Các phép toán so sánh

- Sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định, nó có thể khác nhau tùy từng ngôn ngữ lập trình.

- Các kí hiệu so sánh trong ngôn ngữ lập trình Pascal:

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

hình 3.4. bảng kí hiệu phép so sánh

- Kết quả so sánh sẽ trả về đúng hoặc sai.

- Ví dụ: 5 x 2 = 9 là sai, 15 + 7 > 20 -3 là đúng.

4. Giao tiếp người ‾ máy tính

- Khái niệm: Quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu hai chiều từ máy tính đến con người và từ con người đến máy tính được gọi là tương tác( giao tiếp) giữa người và máy.

- Thực hiện: Khi sử dụng các thiết bị chuột, bàn phím, màn hình. Cùng tìm hiểu 1 vài trường hợp hay gặp.

a. Thông báo kết quả tính toán

- Thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình.

- Ví dụ câu lệnh: write(‘Dien tich hinh tron la S= ’, x);

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

b. Nhập dữ liệu

- Chương trình chờ người dùng nhập dữ liệu từ bán phím hay bằng chuột, hoạt động tiếp theo của chương trình tùy thuộc vào dữ liệu được nhập vào.

- Ví dụ: chương trình yêu cầu nhập bán kinh hình tròn, từ đó tính ra diện tích hình tròn( hình 3.5)

c. Tạm ngừng chương trình

- Có 2 chế độ: tạm ngừng trong 1 khoảng thời gian nhất định và tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím.

- Ví dụ 1:

+ Tạm dừng trong 1 khoảng thời gian nhất định: sử dụng lệnh Delay(mini giấy).

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

+ Tạm dừng đến khi người dùng ấn phím: sử dụng lệnh readln. Chương trình sẽ tạm ngừng chờ người dùng nhấn phím Enter, rồi mới thực hiện tiếp.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

d. Hộp thoại

- Xuất hiện khi người dùng muốn thoát khỏi chương trình đang chạy. Khi đó nếu nháy chuột vào đồng ý, chương trình sẽ kết thúc, còn nháy chuột vào hủy lệnh, chương trình vẫn tiếp tục bình thường.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (hay, chi tiết)

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả:

   A. 8

   B. y= 8

   C. y=3

   D. 20

   trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của phép toán 15 div 4 +5 = 3 + 5 = 8

   Đáp án: B

Câu 2:Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ........

   A. 0 đến 127

   B. – 215 đến 215 - 1

   C. 0 đến 255

   D. -100000 đến 100000

   Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215 (= -32768) đến 215 -1 (=32767).

   Đáp án: B

Câu 3:Chọn phép toán sai trong các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây:

   A. x≥(m+5)/(2∗a)x≥(m+5)/(2∗a)

   B. x>=(m+5)/(2∗a)x>=(m+5)/(2∗a)

   C. x>=(m+5)/2∗ax>=(m+5)/2∗a

   D. Tất cả các phép toán trên

   Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal:

   + chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.

   + Các phép toán +, -, x, :, trong toán học sẽ được chuyển đổi thành +, -, *, /, trong NNLT Pascal.

   +Các phép so sánh ≥, ≤, ≠, >, < , trong toán học sẽ được chuyển đổi thành >=, <=, <>, >, <, trong NNLT Pascal.

   Đáp án: D

Câu 4:Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

   A. var tb: real;

   B. 4hs: integer;

   C. Const x: real;

   D. Var r =30;

   Cấu trúc khai báo biến có dạng : var : < kiểu dữ liệu> ;

   Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

   Đáp án: A

Câu 5:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

   A. Byte

   B. Longint

   C. Word

   D. Integer

   + Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

   + Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

   + Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

   + Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

   Đáp án: B

Câu 6: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?

   A. Char

   B. LongInt

   C. Integer

   D. Word

   Các số -5, 100, 15, 20 là các số nguyên → kiểu dữ liệu của x là kiểu nguyên. Trong x có giá trị -5 → chỉ có thể là kiểu integer, longint (vì chứa giá trị âm). Vì các giá trị này có giá trị nhỏ nên kiểu dữ liệu phù hợp với biến x là integer (longint sẽ chiếm bộ nhớ lớn).

   Đáp án: C

Câu 7:Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

   A. Var X,Y: byte;

   B. Var X, Y: real;

   C. Var X: real; Y: byte;

   D. Var X: byte; Y: real;

   Các giá trị 1; 100; 150; 200 là các số nguyên→ kiểu dữ liệu của X là byte,

   Các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99 là các số thực → kiểu dữ liệu của Y là real.

   Đáp án: D

Câu 8:Câu lệnh Writeln('15*4-30+12=',15*4-30+12) in ra màn hình kết quả gì?

   A. 15*4-30+12

   B. 42

   C. 15*4-30+12=42

   D. =42

   Kết quả in ra màn hình là: 15*4-30+12=42 ( trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của biểu thức 15*4-30+12 là 42)

   Đáp án: C

Câu 9:Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và 5. Hãy chọn kết quả đúng:

   A. 14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   B. 14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   C. 14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2

   D. 14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4

   + Div là phép chia lấy phần nguyên

   + Mod là phép chia lấy phần dư

   Mà 14 : 5= 2 dư 4 →14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   Đáp án: B

Câu 10: Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng:

   A. {3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b}

   B. a*x*x – b*x + 7a : 5

   C. (10*a + 2*b) / (a*b)

   D. - b: (2*a*c)

   Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học. Các phép toán +, -, x, : trong toán học sẽ được chuyển dổi thành +, -, *, / trong NNLT Pascal.

   Đáp án: C

Bài viết liên quan

4711
  Tải tài liệu