Giấm ăn là dung dịch acetic acid (CH3COOH) có nồng độ khoảng 2 % - 5 %, được tạo thành
Lời giải Bài 4 trang 88 sách bài tập Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.
Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5
Bài 4 trang 88 sách bài tập Sinh học 10: Giấm ăn là dung dịch acetic acid (CH3COOH) có nồng độ khoảng 2 % - 5 %, được tạo thành từ sự lên men của rượu ethylic. Giấm ăn được sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm. Hãy trình bày cách làm giấm ăn bằng phương pháp thủ công mà em biết.
Lời giải:
Có rất nhiều cách làm giấm ăn thông qua việc sử dụng vi khuẩn lactic để lên men từ rượu ethylic. Có thể làm giấm từ rượu cùng với một loại trái cây chín như chuối, táo,… như sau:
- Nguyên liệu: 3 trái chuối chín, 500 g đường cát trắng, 50 mL rượu nếp, 2,5 lít nước sôi để nguội, 80 mL nước dừa tươi, 1 lọ thủy tinh loại 5 lít.
- Các bước thực hiện như sau:
(1) Chuối: bỏ vỏ và cắt thành từng khúc, sau đó xếp vào lọ thủy tinh.
(2) Khuấy đều hỗn hợp đường, nước, rượu nếp và nước dừa tươi rồi cho vào lọ thủy tinh.
(3) Đậy lọ thủy tinh bằng khăn màn và buộc lại ở phần miệng lọ.
(4) Đặt lọ thủy tinh ngoài trời có nắng (nhưng tránh chiếu trực tiếp) trong vòng 45 - 60 ngày, kiểm tra sản phẩm (có lớp váng ở bề mặt và nước giấm có vị chua) và sử dụng.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học 10 bộ sách Sinh học hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 26: Công nghệ vi sinh vật
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 28: Thực hành: Lên men
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5 trang 88