Tại sao có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào
Lời giải Bài 7.10 trang 23 sách bài tập Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.
Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào
Bài 7.10 trang 23 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào? Hãy nêu thí nghiệm chứng minh.
Lời giải:
- Có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào vì lipid không tan trong môi trường nước nên trong môi trường nước các phân tử lipid sẽ tạo thành các hạt nhũ tương.
- Thí nghiệm chứng minh:
+ Nghiền nhỏ các hạt lạc cùng một ít rượu rồi lọc lấy phần dịch.
+ Cho 2ml dịch lọc thu được vào ống nghiệm đã có sẵn 4ml nước cất. Sau đó, lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng thấy xuất hiện các hạt nhũ tương trong ống nghiệm.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học 10 bộ sách Sinh học hay, chi tiết khác:
Bài 7.5 trang 22 sách bài tập Sinh học 10: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:...
Bài 7.13 trang 24 sách bài tập Sinh học 10: Chuẩn bị sáu ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 1 đến 6...
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 1 Trang 25