Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày
Lời giải hoạt động 1 trang 41 Hóa học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Hoạt động 1 trang 41 Hóa học 10: Phản ứng của oxide với nước
Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau:
Oxide |
Hiện tượng |
Na2O |
Tan hoàn toàn trong nước. Quỳ tím chuyển màu xanh đậm. |
MgO |
Tan một phần trong nước. Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt. |
P2O5 |
Tan hoàn toàn trong nước. Quỳ tím chuyển màu đỏ. |
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.
2. So sánh tính acid – base của các oxide và hydroxide tương ứng.
Lời giải:
1. Các phản ứng hóa học:
Na2O + H2O ⟶ 2NaOH
MgO + H2O ⟶ Mg(OH)2
P2O5 + 3H2O ⟶ 2H3PO4
2. So sánh tính acid – base của các oxide và hydroxide tương ứng.
Na2O; MgO là basic oxide; P2O5 là acidic oxide.
NaOH là base mạnh, Mg(OH)2 là base yếu, H3PO4 là acid trung bình.
Chiều giảm dần tính base và tăng dần tính acid của các oxide và hydroxide tương ứng:
Oxide: Na2O; MgO; P2O5
Hydroxide: NaOH; Mg(OH)2; H3PO4.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Hóa học 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
- Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
- Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Ôn tập chương 2