Giải Hoá 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoá lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoá 10 Bài 8. Mời các bạn đón xem:

461
  Tải tài liệu

Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Video giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 43 Hóa học 10Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?

Lời giải:

Định luật tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán tính chất của các chất.

- Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố. Vì vậy, có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay cấu hình electron của nó.

- Dựa vào định luật hoàn, có thể so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh.

Giải Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

I. Định luật tuần hoàn

Câu hỏi 1 trang 43 Hóa học 10: Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.

Lời giải:

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử: Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Xu hướng biến đổi độ âm điện theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng.

- Xu hướng biến đổi tính kim loại và tính phi kim: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

- Xu hướng biến đổi tính chất của các oxide và hydroxide: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Ví dụ: Tính chất đơn chất:

3Li

4Be

5B

8O

9F

Kim loại mạnh

Kim loại yếu

Á kim

Phi kim mạnh

Phi kim rất mạnh

11Na

12Mg

13Al

16S

17Cl

Kim loại điển hình

Kim loại mạnh

Kim loại hoạt động

Phi kim trung bình

Phi kim mạnh

Ta thấy trong dãy trên: Trong một chu kì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân và có xu hướng tuần hoàn.

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Câu hỏi 2 trang 44 Hóa học 10: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.

b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

a) Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

- Nguyên tố magnesium có:

+ 16 proton, 16 electron (do số proton = số electron = Z)

+ 3 lớp electron (do số lớp electron bằng số thứ tự chu kì)

+ 2 electron lớp ngoài cùng (do số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm A)

- Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2.

- Mg có 2 electron lớp ngoài cùng  Mg là nguyên tố kim loại.

- Oxide cao nhất (MgO) là basic oxide và base tương ứng Mg(OH)là base yếu.

b) Các nguyên tố lân cận với Mg là Na, Al, Be, Ca.

- Trong cùng chu kì 3, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thì tính kim loại giảm dần từ Na > Mg > Al.

- Trong một nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) thì tính kim loại tăng dần từ Be < Mg < Ca.

Câu hỏi 3 trang 44 Hóa học 10Potassium (Z = 19) là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người.

a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.

Lời giải:

a) Nguyên tử potassium có Z = 19 = số electron.

⇒ Cấu hình electron hoàn chỉnh là: 1s22s22p63s23p64s1

⇒ Nguyên tố potassium thuộc ô số 19, chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

b) Potassium (K) có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Là kim loại kiềm.

Tính kim loại của K mạnh hơn Na và Ca nhưng yếu hơn Rb.

Oxide cao nhất (K2O) là basic oxide phản ứng với nước tạo ra hydroxide (KOH) là base mạnh.

Bài viết liên quan

461
  Tải tài liệu