Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời cổ - trung đại như thế nào

Trả lời câu hỏi 2 trang 38 Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

397


Giải Lịch sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử 10: Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời cổ - trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời trung đại:

+ Người Việt tiếp thu thể loại thơ Đường luật của Trung Quốc để sáng tạo ra những tác phẩm văn chương của mình.

+ Thơ Đường luật được đưa vào hệ thống thi cử của Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1340) đời vua Trần Anh Tông.

+ Ngoài ra, văn học Việt Nam thời trung đại còn tiếp thu từ văn học Trung Quốc nhiều chất liệu văn học (như: điển tích, điển cố văn học…), mĩ cảm văn học (như: quan niệm về cái đẹp; quan niệm về người quân tử…); quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” (dùng văn chương để nói đạo lí, dùng thơ ca để nói lên chí khí của người quân tử)…

- Ví dụ:

+ Các tác phẩm của Thiền sư Khuông Việt, Mãn Giác, Trần Nhân Tông, … đều làm theo thể thơ Đường luật với niêm luật chặt chẽ, phản ánh những tư tưởng lớn của thời đại như lý tưởng nam nhi, những quy luật trong cuộc sống…

+ Một số bài thơ đường luật trong nền văn học Việt Nam thời trung đại: bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão; bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến…

Bài viết liên quan

397