Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
Video giải Lịch Sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
I. Cơ sở hình thành
Lời giải:
- Nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” được hiểu là: Sông Nin dâng tặng cho cư dân Ai Cập cổ đại rất nhiều tài nguyên, nhiều thuận lợi để sản xuất và phát triển đời sống. Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập là:
+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hằng năm đã thúc đẩy phát triển trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối da giúp người Ai Cập luôn có mùa màng bội thu.
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng ở Ai Cập.
+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.
Lời giải:
- Nét chính về hoạt động kinh tế của người Ai Cập:
+ Về nông nghiệp: đời sống kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin. Họ trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho… cư dân chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê…
+ Về thủ công nghiệp: phát triển các nghề nấu rượu, dệt vải, làm gốm, chế tác đá, đúc đồng… .
+ Về thương nghiệp: hoạt động buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công diễn ra sôi nổi.
Lời giải:
Các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại:
- Vua (Pha-ra-ông): đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành; Pha-ra-ông cũng là đại diện của thần thánh
- Tầng lớp quan lại, quý tộc: giúp việc cho vua, sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, hưởng bổng lộc của nhà nước.
- Tầng lớp thương nhân: là những người làm nghề buôn bán
- Tầng lớp thợ thủ công: là những thợ làm nghề thủ công như: nấu rượu, dệt vải, làm gốm, chế tác đá, đúc đồng….
- Tầng lớp nông dân công xã:
+ Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội;
+ Họ nhận ruộng đất, cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.
+ Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội Ai Cập cổ đại.
- Tầng lớp nô lệ:
+ Là những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội.
+ Nô lệ chuyên làm các việc nặng nhọc và chủ yếu phục vụ trong cung điện và gia đình quan lại, quý tộc.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Lời giải:
- Chữ Tượng hình: Là loại chữ viết sử dụng hình ảnh để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa. Một chữ tượng hình duy nhất có thể biểu thị một âm tiết hoặc một khái niệm. Đây là một trong những hệ thống chữ viết ra đời sớm nhất trên thế giới.
- Giá trị của chữ Tượng hình Ai Cập cổ đại là:
+ Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
+ Minh chứng cho thời đại hoàng kim của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
+ Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.
+ Loại chữ này dùng để ghi chép và sáng tác, trang trí tường, lăng mộ và khắc lên các đài tưởng niệm, bia đá đến ngày nay vẫn còn tồn tại, phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của Pha-ra-ông…. Do đó, chữ tượng hình tạo cơ sở cho các nhà Sử học tìm hiểu được những hoạt động, đời sống sinh hoạt của cư dân Ai Cập thời cổ đại, nhờ đó mà có thể phục dựng lại bức tranh lịch sử toàn diện, đa dạng.
Lời giải:
- Nhận xét:
+ Thư viện A-lếch-xan-đri-a là một trong những nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng của thế giới cổ đại. Nơi đây từng chứa đựng khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói….
+ Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a cho chúng ta thấy rằng: ngay từ thời cổ đại, trên thế giới đã chú trọng đến việc học tập, muốn tạo một trường học, một thư viện và muốn có một nơi để lưu giữ những giá trị văn minh. Mặt khác, khối lượng tài liệu đồ sộ trong thư viện này đã phần nào phản ánh về kho tri thức cổ xưa của nhân loại vô cùng lớn và phong phú.
Câu hỏi 1 trang 30 Lịch Sử 10: Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?
Lời giải:
- Người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên vì:
+ Trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập có sự gắn bó và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên, như: gió, mưa, nắng…
+ Mặt khác, ở thời cổ đại, nhận thức của con người về thế giới còn nhiều hạn chế
+ Xã hội Ai Cập phát triển chậm chạm, khiến cho Ai Cập trong một thời kì dài còn giữ rất nhiều tín ngưỡng tôn giáo thời nguyên thủy.
=> Do đó, sùng bái tự nhiên là kết quả tất yếu. Cư dân Ai Cập cổ đại thờ nhiều vị thần, như: thần có hình bò, sư tử, khỉ, cá sấu; thần A-mun; thần Ra; thần Ô-si-dít…
Lời giải:
- Tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ai Cập cổ đại:
+ Người Ai cập có niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, do đó họ có tục ướp xác => thúc đẩy sự phát triển của y học (đặc biệt là lĩnh vực giải phẫu cơ thể người)
+ Từ quan niệm về sự bất tử của linh hồn, tục ướp xác, người Ai cập cổ đại đã xây dựng nhiều lăng mộ để gìn giữ thi thể => thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc.
Lời giải:
- Người Ai Cập giỏi về toán học, vì: hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.
- Do có tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu… Vì vậy, y học ở Ai Cập rất phát triển.
- Cư dân Ai Cập cổ đại có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học, vì: hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…
Lời giải:
- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kì vĩ, trường tồn. Nổi bật nhất là Kim tự tháp nó vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và tự nhiên để tồn tại cho đến ngày nay.
- Trải qua hàng nghìn năm, bất chấp thời gian và mưa nắng, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc. với bàn tay và khối óc của mình, nhân dân Ai Cập đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim tự tháp Khê-ốp là kì quan số một trong bảy kì quan thế giới. Đến nay trong bảy kì quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi.
- Đến nay các nhà khoa học cũng chưa thể lí giải nổi tại sao các phiến đá lớn đến vậy lại được đưa lên cao để xây dựng Kim tự tháp, hơn nữa các phiến đá có sự vừa khớp đến mức khó tin…trong khi các nhà hoa học vẫn chưa chứng minh được các ẩn số đó thì kim tự tháp vẫn hiên ngang trước không gian, thời gian, thời tiết khắc nghiệt của nắng, cát bụi trên sa mạc để tồn tại đến ngày nay, nó được coi là biểu tượng của sự “vĩnh hằng” giống như các vị vua Pharaon của người dân Ai Cập cổ đại.
=> Chính vì vậy, người A-rập có câu: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ Kim tự tháp”.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập và Vận dụng (trang 33)
Luyện tập 1 trang 33 Lịch Sử 10: Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại?
Lời giải:
- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
+ Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi.
+ Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng và Hạ Ai Cập.
+ Hằng năm cứ mùa mưa, nước sông Nin dâng cao, bồi đắp một lượng phù sa cho các cánh đồng ở hạ lưu sông Nin.
+ Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thủy con người đã tập trung sinh sống ở đây.
- Cơ sở về dân cư:
+ Dân cư chủ yếu của Ai Cập là các bộ lạc Li-bi.
+ Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc
- Cơ sở kinh tế:
+ Cư dân Ai Cập biết trồng trọt theo mùa vụ: lúa mì, lúa mạch, nho…, chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê…
+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề làm bánh mì, dệt vải, làm gốm, đúc đồng,…
+ Hoạt động buôn bán với các nước láng giềng khá phát triển.
- Cơ sở chính trị:
+ Thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời. Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.
+ Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.
- Cơ sở xã hội: Xã hội Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.
Lời giải:
Lời giải:
Một số thành tựu văn minh Ai cập vẫn còn giá trị đến hiện nay:
Lời giải:
Bài viết liên quan
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Văn minh Tây Âu thời phục hưng