Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 13. Mời các bạn đón xem:

448
  Tải tài liệu

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

I. Cơ sở tự nhiên

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử 10: Dựa vào lược đồ trong Hình 13.1, em hãy xác định vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó có những điểm gì đặc biệt?

Giải Lịch Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại (ảnh 1)

Lời giải:

- Xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía đông nam châu Á.

+ Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Điểm đặc biệt của vị trí địa lí Đông Nam Á:

+ Đông Nam Á nằm ở vị trí kết nối giữa 2 lục địa (lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia) và kết nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương). Vì vậy, Đông Nam Á  được coi là “ngã tư đường” giao thương quốc tế.

+ Khu vực Đông Nam Á nằm ở vị trí “cầu nối” giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là: Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

Lời giải:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á:

+ Địa hình bị chia cắt giữa lục địa với hải đảo, giữa các đảo và ngay trong lục địa đã tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.

+ Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á tiếp giáp biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển.

+ Các con sông lớn ở Đông Nam Á đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với các loại khoáng sản, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị,… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp.

+ Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm, gió mùa kèm theo mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người.

II. Cơ sở xã hội

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử 10Em hãy nêu đặc trưng cơ bản về nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á.

Lời giải:

- Đặc trưng cơ bản về nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á:

+ Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả 2 đại chủng tộc: là Môn-gô-lô-ít (da vàng) và Ô-xtra-lô-ít (da trắng). Tiểu chủng Đông Nam Á gồm 2 nhóm chính là: In-đô-nê-diên và Nam Á

+ Đông Nam Á có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc. Tuy vậy, các dân tộc vẫn có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 10: Hãy chứng minh tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.

Lời giải:

- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ. Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Trung Quốc và Ấn Độ (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội). 

III. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 10Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam Á?

Lời giải:

- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá: Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.

- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.

- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 10Nêu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á?

Lời giải:

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á:

+ Tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có ảnh hưởng sâu rộng đối với một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào…

+ Chữ viết Ấn Độ được một số quốc gia cổ ở Đông Nam Á tiếp thu, lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.

+ Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước Đông Nam Á

- Tuy nhiên, dù việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình.

Luyện tập và Vận dụng (trang 80)

Luyện tập 1 trang 80 Lịch Sử 10Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Cơ sở dân cư:

+ Tác động: Đông Nam Á có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc. Tuy vậy, các dân tộc vẫn có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.

+ Ví dụ: Ở Việt Nam có khoảng 54 dân tộc cùng sinh sống trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó người Kinh là đông đảo nhất, chiếm phần lớn dân cư. Giữa các dân tộc ở Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ.

Cơ sở xã hội:

+ Tác động: Hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc.

+ Ví dụ: Thiết chế xã hội và tổ chức nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến vừa chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, vừa có những đặc trưng gắn liền với tính địa phương, với văn hóa làng xã của người Việt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 80 Lịch Sử 10: Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.

Lời giải:

(*) Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á:

+ Tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có ảnh hưởng sâu rộng đối với một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào…

+ Chữ viết Ấn Độ được một số quốc gia cổ ở Đông Nam Á tiếp thu, lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.

+ Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước Đông Nam Á

- Tuy nhiên, dù việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình.

(*) Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á

- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá: Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.

- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.

- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.

Vận dụng trang 80 Lịch Sử 10Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ở Việt Nam.

Lời giải:

- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam:

+ Thiết chế nhà nước ở Việt Nam trong thời trung đại có sự học hỏi thiết chế nhà nước ở Trung Quốc.

+ Người Việt tiếp thu chữ Hán (Trung Quốc) để sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Người Việt tiếp thu từ văn học Trung Quốc các: thể loại văn học (hịch, cáo, chiếu, biểu, thơ đường luật…); chất liệu văn học (điển tích, điển cố…); mĩ cảm văn học (quan niệm về cái đẹp, quan niệm về người quân tử…)…

+ Người Việt Nam tiếp thu và cải biển một số phong tục, tâm quán, lễ tết của Trung Quốc. Ví dụ: Tết Nguyên đán; tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, tết Trung thu…

- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam:

+ Phật giáo được đông đảo nhân dân Việt Nam sùng mộ

+ Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, như: Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Bà Po Nagar, Tháp Bánh Ít…

+ Người Chăm-pa tiếp thu chữ Phạn (của Ấn Độ) để sáng tạo ra chữ Chăm cổ…

Bài viết liên quan

448
  Tải tài liệu