Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

578
  Tải tài liệu

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Video giải Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử 10: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Lời giải:

- Tri thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội:

+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.

+ Hiểu biết về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch Sử 10: Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Lời giải:

- Mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai: Quá khứ, hiện tại và tương lai không tách biệt nhau mà luôn luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ Quá khứ giúp con người hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai.

+ Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng những gì quá khứ để lại.

- Giá trị những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:

+ Những bài học rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.

+ Những bài học kinh nghiệm trong quá khứ là cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương lai; là cơ sở để học hỏi, giao lưu và hội nhập quốc tế.

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch Sử 10: Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc?

Lời giải:

- Những dự báo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc:

+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài thêm một thời gian nữa và nhân dân Việt Nam có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người.

+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi.

+ Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.

+ Toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử 10Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Lời giải:

- Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời bởi vì:

+ Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

+ Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.

+ Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

+ Việc học tập lịch sử giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng; nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…

=> Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. 

Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 10: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử, phải thu thập thông tin, sử liệu?

Lời giải:

- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử.

- Khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin sử liệu vì:

+ Các nguồn sử liệu giúp nhà nghiên cứu tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ và chính xác.

+ Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu nghiên cứu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá về sự kiện

+ Thông qua việc thu thập thông tin sử liệu, chúng ta sẽ có những phát hiện mới để làm giàu có và phong phú hơn kho tàng tri thức nhân loại.

Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 10: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn.

Lời giải:

- Tri thức lịch sử: sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh xâm lược.

- Bài học lịch sử được vận dụng vào thực tiễn: củng cố và phát huy khối đoàn kết toàn dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Luyện tập và Vận dụng (trang 13)

Luyện tập trang 13 Lịch Sử 10: Tri thức lịch sử có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.

Lời giải:

* Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ):

Vai trò:

+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.

+ Hiểu biết về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

- Ví dụ: hiểu biết về lịch sử giúp nhân dân Việt Nam có thể giữ hìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

* Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ):

Ý nghĩa:

+ Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

+ Giúp chúng ta hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Ví dụ:

+ Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược giúp chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm về: nâng cao tinh thần cảnh giác và sự đoàn kết toàn dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

+ Tri thức lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam, từ đó hình thành nên tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc

Vận dụng trang 13 Lịch Sử 10: Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.

Lời giải:

(*) Tìm hiểu về: Hoàng thành Thăng Long

- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến ngày nay.

- Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.

- Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.

+ Tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ, cùng nhiều hiện vật có giá trị

+ Khu di tích Thành cổ Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu biểu như: Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Tường bao, Tám cổng hành cùng thời Nguyễn, Cột cở Hà Nội, Hậu Lầu, Đoan Môn, Di tích Nhà và hầm D67,...

- Năm 2010, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

(*) Nêu suy nghĩ về giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long

- Giá trị nhận diện bản sắc: Di sản Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng sống động về nét độc đáo riêng biệt của Hà Nội dựa trên sự hội nhập các yếu tố cổ và hiện đại. Hơn nữa, bảo tồn di sản Hoàng Thành cũng là bảo tồn minh chứng hữu hình về sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc trưng của tổ chức Nhà nước Việt Nam hơn 1.000 năm qua.

- Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ VII - IX thời thuộc Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ XVIII, rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ XIX, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.

- Giá trị văn hoá: Di tích Hoàng Thành góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc.

- Giá trị tuyên truyền giáo dục về truyền thống: Di tích Hoàng Thành là một giáo cụ trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.

- Giá trị phát triển du lịch: Việc bảo tồn khu di tích Hoàng Thành sẽ tạo sức hút lớn về du lịch cho thành phố Hà Nội và Việt Nam nói chung. Phát triển hệ thống di sản Hoàng Thành góp phần quan trọng đưa Hà Nội vào danh sách điểm đến trên thế giới. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn trong việc khuyến khích nghành du lịch trong nước đi lên theo hướng chuyên nghiệp và thu hút được nhiều lợi ích từ bên ngoài.

- Giá trị khoa học: Khu di tích với bề dày lịch sử khoảng 13 thế kỷ, trong đó có gần 10 thế kỷ từ khi vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đến nay, là nơi diễn ra sự giao thoa nhiều giá trị nhân văn có ý nghĩa toàn cầu của phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. Trên cơ sở nền văn hóa có cội nguồn bền vững bên trong, các giá trị và ảnh hưởng bên ngoài được tiếp thu và kết hợp với các giá trị bên trong, được vận dụng một cách hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Di tích này sẽ cung cấp những tư liệu lịch sử độc đáo, xác thực phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu.

- Giá trị kiến trúc quy hoạch:

+ Di tích thành cổ Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Việt Nam trong suốt thời gian dài và liên tục từ năm 1010 đến năm 1802 và sau năm 1954 cũng là căn cứ của Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Khu di tích KCH 18 Hoàng Diệu nằm trong khu vực Cấm Thành tức trung tâm của Hoàng Thành.

+ Thông qua hệ thống mặt bằng kiến trúc của di tích bao gồm nền nhà, sân gạch, chân tảng đá, trụ móng, cột gỗ và hệ thống đường cống thoát nước, đường đi, giếng nước có thể bước đầu nhận diện về quy mô và diện mạo của các kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long.

- Giá trị nghệ thuật và vật liệu xây dựng:

+ Sự đa dạng về đề tài, kiểu dáng trang trí trên các vật liệu đất nung được tìm thấy ở khu di tích Hoàng Thành cho thấy nghệ thuật tạo hình đã rất phát triển. Thông qua đó có thể hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, ứng dụng kỹ thuật dân gian và sự phối hợp tài tình các vật liệu của thời đại trước.

+ Dựa vào quy mô của các phế tích kiến trúc cho thấy với kỹ thuật truyền thống có thể dựng những công trình có quy mô lớn gấp nhiều lần với ngôi nhà dân gian. Kết quả khảo cổ cho thấy có nhiều sáng tạo trong xử lý nền móng như: gia cố trụ móng bằng sỏi, đất, gạch trên nền đất yếu. Kỹ thuật xây giếng, vỉa nền, sản xuất vật liệu, gạch, ngói… là những kinh nghiệm dân gian quí báu có thể khai thác khi phục chế, tu bổ, tôn tạo công trình cổ.

Bài viết liên quan

578
  Tải tài liệu