Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 37. Mời các bạn đón xem:
Giải Địa lí lớp 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
Trả lời:
* Đặc điểm ngành du lịch và tài chính ngân hàng:
Ngành du lịch:
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch được tiến hành đồng thời.
- Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
- Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.
- Thành tựu khoa học - công nghệ ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch làm thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch.
Ngành tài chính - ngân hàng:
- Là ngành kinh tế năng động, dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng, thảm hoạ toàn cầu,...
- Niềm tin của công chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong nghiệp vụ tài chính, ngân hàng.
- Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
* Sự phát triển và phân bố hiện nay:
Ngành du lịch:
- Hoạt động du lịch tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Giai đoạn 1990 - 2019, số lượt khách du lịch quốc tế tăng từ 438 triệu lượt lên 1 466 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng từ 271 tỉ USD lên 1 466 tỉ USD.
- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ta-li-a,…
- Ở nước ta: ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,..
Ngành tài chính - ngân hàng:
- Ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển.
- Ở các nước phát triển: ngành tài chính - ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng.
- Ở các nước đang phát triển: ngành tài chính - ngân hàng phát triển muộn hơn, hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và các dịch vụ tài chính - ngân hàng đang hoàn thiện.
- Ngành tài chính - ngân hàng vượt qua rào cản về khoảng cách địa lí giữa các quốc gia, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới hiện nay: Niu Ioóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,…
* Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố:
Đối với ngành du lịch:
- Vị trí địa lí
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng
- Nguồn nhân lực du lịch
- Đặc điểm thị trường khách du lịch
- Nhân tố khác (ngành kinh tế bổ trợ, chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,…)
Đối với ngành tài chính - ngân hàng:
- Vị trí địa lí
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân
- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư
- Các thành tựu khoa học - công nghệ
- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh
I. Du lịch
Trả lời:
Vai trò của ngành du lịch:
- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.
- Sự phát triển ngành du lịch hợp lí góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trả lời:
Đặc điểm ngành du lịch:
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch được tiến hành đồng thời.
- Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
- Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.
- Thành tựu khoa học - công nghệ ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch làm thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch:
- Vị trí địa lí: Sự liên kết, đầu tư phát triển du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá: Cơ sở hình thành các điểm du lịch; sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng: là điều kiện thiết yếu để hoạt động du lịch; sự liên kết và mức độ khai thác các điểm du lịch.
- Nguồn nhân lực du lịch: ảnh hưởng đến hất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
- Đặc điểm thị trường khách du lịch: là điều kiện định hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch; doanh thu du lịch.
- Nhân tố khác (ngành kinh tế bổ trợ, chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,…): tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch.
Yêu cầu số 2:
- Nhân tố nguồn tài nguyên du lịch giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch.
- Vì có các tài nguyên du lịch như tài nguyên du lịch tự nhiên (đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật,…) và tài nguyên du lịch văn hoá (các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội và sự kiện đặc biệt, làng nghề, ẩm thực, hoạt động nghệ thuật,…) mới có cơ sở để khởi tạo hoạt động du lịch và phát triển các dịch vụ du lịch.
- Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới.
- Nhận xét đặc điểm phân bố khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới: Hoạt động du lịch tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Giai đoạn 1990 - 2019, số lượt khách du lịch quốc tế tăng từ 438 triệu lượt lên 1 466 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng từ 271 tỉ USD lên 1 466 tỉ USD.
Yêu cầu số 2: Đặc điểm phân bố khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia
- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ta-li-a,…
- Ở nước ta: ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,...
II. Tài chính - ngân hàng
Trả lời:
Vai trò của ngành tài chính - ngân hàng:
- Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,…) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
- Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật của ngành tài chính - ngân hàng:
- Là ngành kinh tế năng động, dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng, thảm hoạ toàn cầu,...
- Niềm tin của công chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong nghiệp vụ tài chính, ngân hàng.
- Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trả lời:
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân: ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư: ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ: ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, cũng như sự liên kết giữa ngành tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.
- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,… có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.
Ví dụ: Tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra các khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ...
Câu hỏi trang 141 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu các biểu hiện cho thấy ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển.
- Cho biết đặc điểm phân bố của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Trả lời:
- Biểu hiện cho thấy ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển: thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...
- Đặc điểm phân bố của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đều nằm ở các nước phát triển, nơi có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng.
Luyện tập (trang 141)
Trả lời:
Vận dụng (trang 141)
Trả lời:
Lợi thế về vị trí địa lí trong phát triển du lịch tại Ninh Bình:
- Ninh Bình ở vị trí liền kề tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng kinh tế - du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình.
- Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình.
- Cách Hà Nội hơn 90km, là một trong hai trung tâm phân phối khách lớn nhất cả nước, Ninh Bình có ưu thế phát triển du lịch cuối tuần của vùng phụ cận thủ đô.
- Vị trí địa lý thuận lợi giúp Ninh Bình giao lưu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế và trở thành một điểm đến đầy tiềm năng của vùng du lịch Bắc bộ.
Bài viết liên quan
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 36: Địa lí ngành thương mại
- Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 38: Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch