Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 25. Mời các bạn đón xem:

 

509


Giải Địa lí lớp 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Mở đầu trang 95 Địa Lí 10Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có những đặc điểm gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành?

Trả lời:

- Đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.

+ Đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi.

+ Cần phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại: tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

I. Vai trò, đặc điểm

Câu hỏi trang 95 Địa Lí 10Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: quan trọng với sự phát triển của xã hội loài người

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội; cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

+ Góp phần khai thác tốt các điều kiện sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi vùng, quốc gia.

+ Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Yêu cầu số 2: Đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.

+ Đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi.

+ Cần phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại: tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Câu hỏi trang 96 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Trả lời:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình: dạng địa hình, độ cao, độ dốc,… sẽ ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

+ Đất đai: quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Khí hậu: chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,… sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

+ Nguồn nước: nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thuỷ sản.

+ Sinh vật: là nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế xã hội:

+ Dân cư: quy mô dân số, cơ cấu dân số, mật độ dân số,… ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

+ Nguồn lao động, trình độ người lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

+ Tiến bộ khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có vai trò điều tiết sản xuất, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hoá sản xuất.

Luyện tập (trang 97)

Luyện tập trang 97 Địa Lí 10Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Trả lời:

Giải Địa lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng (trang 97)

Vận dụng trang 97 Địa Lí 10Sưu tầm thông tin về vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở một quốc gia trên thế giới hoặc Việt Nam.

Trả lời:

Ngành Nông nghiệp giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19:

- Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ước cả năm, sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

- Dù dịch bệnh thì sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Nhờ thế mà, đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng, đời sống của hàng chục triệu người dân vẫn bảo đảm. Giữa bối cảnh dịch bệnh chao đảo, “phi nông bất ổn” chưa bao giờ lại là chân lý vững chắc đến như vậy.

- Nông nghiệp nông thôn chính là điểm tựa quan trọng cho lực lượng lao động gặp khó ở đô thị và khu công nghiệp. Lúc này, nông nghiệp, nông thôn chính là “bệ đỡ” về an sinh cho nông dân; giúp người lao động (xuất phát là nông dân) có thể ổn định cuộc sống và tâm lý trong lúc cuộc sống khó khăn.

Bài viết liên quan

509