Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 13: Nước biển và đại dương

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 13: Nước biển và đại dương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 13. Mời các bạn đón xem:

619


Giải Địa lí lớp 10 Bài 13: Nước biển và đại dương

Video giải Địa lí lớp 10 Bài 13: Nước biển và đại dương

Mở đầu trang 57 Địa Lí 10: Biển và đại dương có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn đời sống?

Trả lời:

Biển và đại dương có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn đời sống:

- Đối với phát triển kinh tế: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,…

- Đối với xã hội: các biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới, là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển,...

- Vai trò quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái.

I. Tính chất của nước biển và đại dương

Câu hỏi trang 57 Địa Lí 10Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương.

- Cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào.

Trả lời:

Đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương:

+ Nhiệt độ trung bình trên bề mặt khoảng 17oC, biên độ nhiệt năm không lớn, đặc biệt ở khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.

+ Độ muối trung bình là 35‰ (do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra).

- Sự thay đổi của nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương:

+ Nhiệt độ: thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác, nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương giảm dần từ Xích đạo về cực, ở Xích đạo là 27 - 29oC, ở ôn đới là 15 - 16oC, ở hàn đới là dưới 1oC. Trên bề mặt các biển cũng có nhiệt độ trung bình nước biển khác nhau, biển Đen là 26oC, biển Ban-tích (Baltic) là 17oC, biển Ba-ren (Barents) là 3oC.

+ Độ muối: thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa. Độ muối của Biển Đông là khoảng 33‰, biển Địa Trung Hải là 39‰, Biển Đỏ là 45‰.

II. Sóng biển và thuỷ triều

Câu hỏi trang 58 Địa Lí 10: Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái niệm về sóng biển.

- Giải thích nguyên nhân hình thành sóng biển.

Trả lời:

- Khái niệm về sóng biển: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu là gió, sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn.

Câu hỏi trang 58 Địa Lí 10: Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày nguyên nhân hình thành thuỷ triều.

- Nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém.

Trả lời:

- Nguyên nhân hình thành thuỷ triều: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Nhận xét vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém:

+ Khi triểu cường: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.

+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc.

III. Dòng biển

Câu hỏi trang 59 Địa Lí 10Dựa vào hình 13.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày:

- Khái niệm dòng biển (hải lưu).

- Nguồn gốc xuất phát, hướng di chuyển của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Trả lời:

- Khái niệm dòng biển: là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.

- Nguồn gốc xuất phát, hướng di chuyển của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh:

+ Nguồn gốc xuất phát: Do các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất gây ra.

+ Hướng di chuyển: chảy theo chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu, đối xứng với nhau qua các bờ đại dương.

IV. Vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi trang 60 Địa Lí 10: Dựa vào hình 13.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương.

- Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương: Khai thác - nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, cảng biển, nghề muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Đối với phát triển kinh tế: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,…

+ Đối với xã hội: các biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới, là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển,...

Luyện tập (trang 60)

Luyện tập 1 trang 60 Địa Lí 10Em hãy lập sơ đồ thể hiện vai trò của biển và đại đương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện vai trò của biển và đại đương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

Giải Địa lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 60 Địa Lí 10: Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển.

Trả lời:

Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển

+ Sóng: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Thủy triều: là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định.

+ Dòng biển: là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.

Vận dụng (trang 60)

Vận dụng trang 60 Địa Lí 10Em hãy thu thập những thông tin chứng minh vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Trả lời:

Vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

- Biển ở nước ta không chỉ là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi giao nhau của các trục giao thông huyết mạch trên biển, cửa ngõ ra biển của nhiều nước. Cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, biển Việt Nam còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

- Thềm lục địa của Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí, ngành dầu khí nước ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực vật chất kĩ thuật lớn và hiện đại nhất trong số các ngành kinh tế biển, là một trong những ngành xuất khaari thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước.

- Có trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh thành ven biển. Các thành phố và thị xã đều nằm ven biển, ven sông cách biển không xa. Ven biển tập trung các trung tâm công nghiệp lớn, nhiều sân bay, cảng biển quan trọng, căn cứ hải quân và các kho tàng, công trình phục vụ cho kinh tế - quốc phòng.

Bài viết liên quan

619