Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 11. Mời các bạn đón xem:

944


Giải Địa lí lớp 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Video giải Địa lí lớp 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

I. Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu

Câu hỏi trang 49 Địa Lí 10Dựa vào hình 11.1, em hãy xác định có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này.

Trả lời:

- Có 7 đới khí hậu trên Trái Đất:

+ Đới khí hậu cực: ở cực Bắc và cực Nam.

+ Đới khí hậu cận cực: phạm vi trong vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

+ Đới khí hậu ôn đới: phạm vi từ vĩ độ 40o đến 60o ở cả hai bán cầu.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: từ đường chí tuyến đến vĩ độ 40ở cả hai bán cầu.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: từ vĩ độ 10o đến đường chí tuyến ở cả hai bán cầu.

+ Đới khí hậu cận xích đạo: từ vĩ độ 5o đến 10o về xích đạo ở cả hai bán cầu.

+ Đới khí hậu xích đạo: chạy dọc theo đường xích đạo từ xích đạo đến vĩ độ 5o.

II. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Câu hỏi trang 50 Địa Lí 10Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy:

- Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ.

- Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:

Bảng 11.1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bảng 11.2. Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ.

Hà Nội (Việt Nam) thuộc đới khí hậu nhiệt đới.

+ U-lan Ba-to (Mông Cổ) thuộc đới khí hậu ôn đới.

+ Luân Đôn (Anh) thuộc đới khí hậu ôn đới.

+ Lix-bon (Bồ Đào Nha) thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

Yêu cầu số 2: Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:

Bảng 11.1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bảng 11.2. Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

III. Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế

Câu hỏi trang 51 Địa Lí 10Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,…

- Viết một báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.

Trả lời:

- Thông tin về hiện tượng tuyết rơi:

+ Tuyết là dạng kết tủa của các tinh thể nước đá, hình thành dưới áp suất của không khí Trái Đất. Hiện tượng tuyết rơi hay mưa tuyết là hiện tượng thiên nhiên gần giống với mưa.

+ Bản chất là mưa của những tinh thể đá, có kích thước khoảng 0,1mm. Thông thường sẽ có tuyết rơi khi nhiệt độ không khí xuống dưới 0oC.

+ Tuyết rơi là hiện tượng tự nhiên thường thấy nhất ở các khu vực vùng ôn đới (các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản), ở Việt Nam chỉ có tuyết rơi trên các địa hình núi cao.

- Nguyên nhân gây ra hiện tượng tuyết rơi:

+ Hơi nước bốc hơi lên bầu không khí tạo thành các đám mây.

+ Khi đám mây bay lên cao gặp không khí lạnh, các giọt nước trong đám mây bị đóng băng tạo thành các tinh thể băng.

+ Những tinh thể băng có sáu mặt,có thể gắn vào nhau để tạo thành những bông tuyết.

+ Các tinh thể băng khá nặng, chúng sẽ rơi khỏi những đám mây, nếu nhiệt độ không khí phía dưới <0oC các tinh thể băn rơi xuống trở thành tuyết.

Bài viết liên quan

944