Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 24. Mời các bạn đón xem:

428
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Mở đầu trang 112 Bài 24 KHTN lớp 7: Mọi cơ thể sống, dù được cấu tạo từ một tế bào hay nhiều tế bào, đều chứa nước. Nước cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxygen đi khắp cơ thể và thải các chất thải ra ngoài. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước.

Trả lời:

- Cơ thể thiếu nước thì sẽ dẫn đến toàn bộ các hoạt động sống của cơ thể đều bị ảnh hưởng: Khi thiếu nước, quá trình vận chuyển chất sẽ bị ngưng trệ → Cơ thể không có chất dinh dưỡng và oxygen để sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời chất thải tích lũy gây độc.

- Nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong.

 Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

I. Nước đối với cơ thể sinh vật

Câu hỏi 1 trang 112 KHTN lớp 7: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 4 phần II (trang 29) cho biết thành phần hoá học và cấu trúc của phân tử nước.

Trả lời:

Thành phần hoá học và cấu trúc của phân tử nước: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 112 KHTN lớp 7: Nêu tính chất của nước.

Trả lời:

Tính chất của nước:

- Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

- Nhiệt độ sôi: 100oC.

- Nhiệt độ đông đặc: 0oC.

- Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,… nhưng không hòa tan được dầu, mỡ.

- Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

- Có tính lưỡng cực.

Câu hỏi 3 trang 112 KHTN lớp 7Dựa vào kiến thức đã học, nêu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

Trả lời:

Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống:

- Nước cho ánh sáng chiếu qua nên quá trình quang hợp có thể diễn ra ở sinh vật có khả năng quang hợp sống trong nước.

Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

- Là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.

- Là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô.

- Duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

- Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nguồn nước.

→ Nếu cơ thể sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi 4 trang 113 KHTN lớp 7: Quan sát hình 24.2, nêu vai trò của nước đối với cơ thể người.

 Quan sát hình 24.2, nêu vai trò của nước đối với cơ thể người

Trả lời:

- Vai trò của nước đối với cơ thể người:

+ Nước tạo ra nước bọt.

+ Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.

+ Nước giúp thải chất thải của cơ thể.

+ Nước là thành phần chính tạo nên môi trường trong của cơ thể.

+ Nước cần cho tuyến nội tiết để tạo hormone.

+ Nước tham gia vào chuyển hoá thức ăn thành các chất cần thiết cho tiêu hoá.

+ Nước điều chỉnh thân nhiệt.

+ Nước là thành phần chính của máu. Máu giúp vận chuyển khí oxygen và các chất đi khắp cơ thể.

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Câu hỏi 5 trang 113 KHTN lớp 7: Quan sát hình 24.3, nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. Lấy ví dụ.

 Quan sát hình 24.3, nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Trả lời:

- Nhóm chất cung cấp năng lượng:

+ Carbohydrate: Cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và các môVí dụ: đường glucose trải qua quá trình hô hấp tế bào sẽ tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể, cellulose là thành phần cầu tạo của thành tế bào ở thực vật,…

+ Protein: Tham gia cung cấp năng lượng, là nguyên liệu xây dựng tế bào; tham gia điều hoà hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. Ví dụ: Collagen là một protein có vai trò góp phần cấu tạo nên da, gân, xương và dây chằng; insulin là một protein có chức năng điều hòa đường huyết trong máu;…

+ Lipid: Cung cấp và dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc màng tế bào,… Ví dụ: khi thiếu hụt năng lượng, cơ thể chuyển hóa mỡ để tạo năng lượng; photpholipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào;…

Nhóm chất không cung cấp năng lượng:

+ Chất khoáng: Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ví dụ: Canxi cấu tạo nên xương răng;…

+ Nước: Tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hoà nhiệt độ cơ thể. Sinh vật không thể sống nếu không có nước. Ví dụ: khi cơ thể nóng, cơ thể thoát mồ hôi để giảm nhiệt.

+ Vitamin: Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ tế bào và cơ thể. Ví dụ: vitamin B kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vận dụng trang 113 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về những bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ở động vật và thực vật.

Trả lời:

Ví dụ về những bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ở động vật và thực vật:

- Động vật:

Thiếu protein sẽ dẫn đến suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao,…

+ Thiếu carbohydrate, cơ thể có thể sẽ bị táo bón bởi sự thiếu hụt chất xơ và dưỡng chất. Lúc này, cơ thể sẽ buộc phải sử dụng protein hoặc chất béo để sinh năng lượng. Protein là thành phần cấu trúc của cơ thể, do đó nếu buộc phải sử dụng protein làm nguồn sinh năng lượng, cơ thể sẽ không thể phát triển hoặc hồi phục các tổn thương.

+ Thiếu lipid: gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng, tăng bệnh tim mạch, gây nguy cơ ung thư,…

- Thực vật:

Thiếu chất đạm (N): Đạm là dưỡng chất giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, thân, cành, lá. Khi thiếu hụt chất đạm, cây sẽ có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, phân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm.

Thiếu chất lân (P): Thiếu lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.

Thiếu chất kali (K): Kali đóng vai trò thúc đẩy quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng ở lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ nước và sức chống chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Các cây trồng thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng. Lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong, bắt đầu xuất hiện thêm các đốm vàng, bạc, nhiều là sẽ bị chết, bị rách.

Tìm hiểu thêm trang 115 KHTN lớp 7: Bướu cổ là bệnh lí tuyến giáp phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh bướu cổ ở người.

Trả lời:

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bướu cổ bao gồm:

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

- Do chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: thiếu iodine (đây là nguyên nhân chủ yếu), ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì,…

- Dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithium dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc có chứa iodine như thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị thấp khớp, thuốc trị hen, thuốc chống loạn nhịp,…

- Phụ nữ trong thời kì phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.

Bài viết liên quan

428
  Tải tài liệu