Trắc nghiệm Vật Lí 11 Ôn tập Chương 5 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 11
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Ôn tập Chương 5
Câu 1. Một khung dây dẫn được quấn thành vòng tròn bán kính 20cm, đặt trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong thời gian t, cảm ứng từ tăng đều từ 0,1T đến 1,1T, trong khung dây xuất hiện một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2V. Thời gian t là
A. 0,2s
B. 0,628s
C. 4s
D. Chưa đủ dữ kiện để xác định
Đáp án: B
Suy ra:
Câu 2. Trong các hình vẽ a, b, c, d, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây dẫn kín. Biết nam châm cố định còn vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần hoặc ra xa nam châm. Khi xác định chiều chuyển động của vòng dây dẫn kín thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, c; đến gần nam châm ở hình b, d
B. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b; đến gần nam châm ở hình c, d
C. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình b, c, d; đến gần nam châm ở hình a.
D. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b, c; đến gần nam châm ở hình d.
Đáp án: C
Từ chiều dòng điện cảm ứng, ta sử dụng quay tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều cảm ứng từ B→ do vòng dây gây ra.
Dựa vào chiều B→ do nam châm gây ra và sử dụng định luật Len – xơ dùng ta xác định được chiều chuyển động của vòng dây.
Câu 3. Khung dây dẫn ABCD rơi thẳng đứng (theo chiều mũi tên ở hình vẽ) qua vùng không gian có từ trường đều MNPQ. Đặt tên các vùng không gian như sau: vùng 1 trước MN, vùng 2 trong MNPQ, vùng 3 sau PQ. Trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng? dòng điện cảm ứng khi đó có chiều như thế nào?
A. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 1. Chiều dòng điện cảm ứng ADCBA
B. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 2. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA
C. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 3. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA
D. Khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, chiều dòng điện cảm ứng ADCBA. Hoặc khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, chiều dòng điện cảm ứng ABCDA
Đáp án:
Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, từ thông qua mặt phẳng khung dây tăng, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung có chiều ADCBA
Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, từ thông qua mặt phẳng khung dây giảm, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều ABCDA
Câu 4. Đặt khung dây ABCD, cạnh a = 4ccm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T.
-Trường hợp 1: vuông góc với mặt phẳng khung dây
-Trường hợp 2: song song với mặt phẳng khung dây
-Trường hợp 3: hợp với mặt phẳng khung dây góc α = 30o
Từ thông qua khung dây trong các trường hợp trên lần lượt là:
A. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10-5Wb, Φ3 = 6,92.10-5Wb.
B. Φ1 = 8.10-5Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 6,92.10-5Wb
C. Φ1 = 8.10-5Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 4.10-5Wb
D. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10-3Wb, Φ3 = 6,92.10-5Wb
Đáp án: C
Trường hợp 1: α1 = 0o; Φ1 = BScosα1 = 0,05.0,042.cos0o = 8.10-5 Wb
Trường hợp 2: α2 = 90o; Φ2 = BScosα2 = 0
Trường hợp 3: α3 = 90o – 30o = 60o; Φ3 = BScosα3 = 0,05.0,042.cos60o = 4.10-5 Wb
Câu 5. Vòng dây tròn có diện tích 50cm2, điện trở bằng 0,2Ω đặt nghiêng góc 30o với như hình vẽ. Trong thời gian 0,01s, từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02T. Suất điện động cảm ứng và độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây lần lượt là
A. ec = 5.10-3V; ic = 2,5.10-2A
B. ec = 8,65.10-3V; ic = 4,3.10-2A
C. ec = 5.10-4V; ic = 2,5.10-3A
D. ec = 8,65.10-4V; ic = 4,3.10-3A
Đáp án: A
Ta có: α = 90o – 30o = 60o. Độ lớn suất điện động cảm ứng:
Độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây:
Câu 6. Một ống dây dài 40cm, gồm 800 vòng dây, điện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10cm2. Ống dây được nối với một nguồn điện có cường độ tăng từ 0 đến 4A. Nếu suất điện động tự cảm của ống dây là 1,2V, thì thời gian xảy ra biến thiên của dòng điện là
A. ∆t = 0,067s
B. ∆t = 0,0067s
C. ∆t = 6,7s
D. ∆t = 0,67s
Đáp án: B
Ta có
Suy ra:
Câu 7. Cho một khung dây tròn đường kính 20cm đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01T. Lúc đầu mặt khung vuông góc với đường sức từ. Cho khung quay đến vị trí mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Thời gian quay là 10-3s. Trong thời gian quay, độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là
A. 0,314V
B. 3,14V
C. 0,314mV
D. 3,14mV
Đáp án: A
Khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ: α1 = 0o
Khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ: α2 = 90o;
Độ lớn suất điện động cảm ứng:
Câu 8. Kí hiệu nào dưới đây có thể coi là kí hiệu ứng với đơn vị từ thông?
A. Tm
B. H/A
C. A/H
D. A.H
Đáp án: D
Từ thông riêng qua mạch kiến: ɸ = L.i, trong đó L là hệ số tự cảm có đơn vị H, i là cường độ dòng điện có đơn vị A.
Do đó từ thông còn có đơn vị A.H
Câu 9. Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là dương khi góc hợp bởi đường sức từ và pháp tuyến đối với S
A. là góc tù
B. là góc nhọn
C. bằng π
D.bằng π/2
Đáp án: B
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là: Φ = B.S.cosα.
Do đó: Φ > 0 ↔ cosα > 0 ↔ α là góc nhọn.x
Câu 10. Trong các hình vẽ a, b, c, d mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây kín. Khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vòng dây thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c, d
B. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c
C. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, c
D. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, c; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, d.
Đáp án: D
Áp dụng định định luật Len – xơ dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng:
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Sau đó sử dụng quay tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín được xác định nhờ định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
B. Kết hợp giữa định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ giúp ta xác định đuuợc độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng.
C. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Len-xơ.
D. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Jun—Len-xơ.
Đáp án: D
Định luật Len – xơ dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng, được phát biểu như sau: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng tự cảm
B. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô không thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ
D. Không thể áp dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện Fu-cô.
Đáp án:
Dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường. hay dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu – cô.
Các đường dòng của dòng điện Fu – cô trong khối vật dẫn là những đường cong khép kín, nên dòng điện Fu – cô có tính xoáy.
Do vậy hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ.