Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 10 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 11

594
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 10

Bài 1. Cho mạch điện như hình 10.11, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 3V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 = 1Ω; cường độ dòng điện qua mỗi nguồn bằng 2A. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng

A. 2Ω

B. 2,4Ω

C. 4,5Ω

D. 2,5Ω

Đáp án: D

Định luật Ohm cho toàn mạch:

Bài 2. Năng lượng mà nguồn thứ nhất cung cấp cho mạch trong thời gian 5 phút là:

A. 4500J

B. 5400J

C. 90J

D. 540J

Đáp án: B

Năng lượng mà nguồn thứ nhất cung cấp cho mạch trong thời gian 5 phút:

A1 = Png1.t = 18.5.60 = 5400J

Bài 3. Khi có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

A. Eb = E; rb = r

B. Eb = E; rb = r/n

C. Eb = nE; rb = n.r

D. Eb = n.E; rb = r/n

Đáp án: C

n nguồn giống nhau mắc nối tiếp nên Eb = n.E.

Điện trở của bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau mắc nối tiếp: rb = n.r

Bài 4. Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

A. Eb = E; rb = r

B. Eb = E; rb = r/n

C. Eb = nE; rb = n.r

D. Eb = n.E; rb = r/n

Đáp án: B

n nguồn giống nhau mắc song song nên Eb = E.

Điện trở của bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau mắc song song: rb = r/n.

Bài 5. Cho bộ nguồn gồm 7 pin mắc như hình vẽ, suất điện động và điện trở trong của các pin giống nhau và bằng E0, r0. Có thể thay bộ nguồn trên bằng một nguồn Eb và điện trở trong rb có giá trị là

A. Eb = 7E0; rb = 7r0

B. Eb = 5E0; rb = 7r0

C. Eb =7E0; rb = 4r0

D. Eb = 5E0; rb = 4r0

Đáp án: D

Ta có: Eb = 3E0 + 2E0 = 5E0.

rb = 3r0 + 2r0/2 = 4r0

Bài 6. Cho bộ nguồn gồm 12 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 2V và điện trở trong 0,5Ω mắc như hình vẽ. Có thể thay 12 pin bằng một nguồn có suất điện động Eb và điện trở trong rb có giá trị là:

A. Eb = 24V; rb = 12Ω

B. Eb = 16V; rb = 12Ω

C. Eb = 24V; rb =12Ω

D. Eb = 16V; rb = 3Ω.

Đáp án: D

Eb = 8.E = 8.2 = 16V; rb = 4r + 4r/2 = 6r = 6.0,5 = 3Ω.

Bài 7. Nếu bộ nguồn có các nguồn điện giống nhau được mắc n hàng (dãy), mỗi hàng có m nguồn mắc nối tiếp, thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị là

A. Eb = mE; rb = mr

Đáp án: B

Bài 8. Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động E0 và điện trở trong r0. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức:

Đáp án: C

Ta có: Eb = n.E; rb = n.r.

Định luật Ohm cho toàn mạch:

Bài 9. Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. I

B. 1,5I

C. I/3

D. 0,75I.

Đáp án: B

Ban đầu:

Thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì:

Bài 10. Công suất tiêu thụ của nguồn là

A. Png1 = 6W; Png2 = 3W

B. Png1 = 12W; Png2 = 6W

C. Png1 = 18W; Png2 = 9W

D. Png1 = 24W; Png2 = 12W.

Đáp án: C

Công suất tiêu thụ của nguồn là:

Png1 = E1.I = 12.1,5 = 18W; Png2 = E2.I = 6.1,5 = 9W

Bài 11. Cho mạch điện như hình vẽ. Công thức nào sau đây là sai ?

A. UAB = I.R2

B. UAB = E – I.(R1 + r)

Đáp án: C

Định luật Ohm cho toàn mạch:

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa nguồn phát:

Định luật Ohm cho đoạn mạch chỉ chứa R2:

Bài 12. Cho đoạn mạch AB như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B tính bằng công thức:

A. UAB = -I.(R + r) + E

B. UAB = E – I.(R + r)

C. UAB = I.(R + r) + E

D. UAB = -E – I.(R + r)

Đáp án: C

Dòng điện đi vào cực dương của nguồn E nên E đóng vai trò là máy thu

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa máy thu:

Suy ra: UAB = I.(R + r) + E

Bài 13. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B tính bằng công thức:

A. UAB = -I.(R + r) + E

B. UAB = -I.(R + r) - E

C. UAB = I.(R + r) + E

D. UAB = I.(R + r) – E.

Đáp án: A

Dòng điện đi ra từ cực dương của nguồn E nên E đóng vai trò là máy phát

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa máy phát:

Bài 14. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 6V; r = 0,5Ω; R1 = 4,5Ω; R2 = 2Ω; cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 1A. Hiệu điện thế giữa hai điểm B, A là

A. UAB = 1V

B. UAB = -13V

C. UAB = 13V

D. UBA = -1V

Đáp án: C

Dòng điện đi vào cực dương của nguồn E nên E đóng vai trò là máy thu

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa máy thu:

Suy ra: UAB = I.(R1 + R2 + r) + E = 1.(4,5 + 2 + 0,5) + 6 = 13V

Bài 15. Cho mạch điện như hình vẽ, UAB = 9V; E = 3V; r = 0,5Ω; R1 = 4,5Ω; R2 = 7Ω. Cường độ dòng điện trong mạch là

A. 0,5A

B. 1A

C.1,5A

D.2A

Đáp án: A

Ta thấy UAB > 0 nên dòng điện có chiều đi từ A đến B, do đó E là nguồn thu.

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa máy thu:

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 6, 7.

Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Biết E1 = 3V, E2 = 12V, r1 = 0,5Ω; r2 = 1Ω; R = 2,5Ω, UAB = 10V.

Bài 16. Cường độ dòng điện qua mạch là

A. 0,25A

B. 0,5A

C. 0,75A

D. 1A

Đáp án: A

Định luật Ohm cho đoạn mạch AB:

Bài 17. Nguồn nào đóng vai trò máy phát, máy thu?

A. E1 và E2 là máy phát

B. E1 và E2 là máy thu

C. E1 phát, E2 thu

D. E1 thu, E2 phát.

Đáp án: C

 

Dòng điện có chiều đi vào cực âm của nguồn E1 và đi ra cực dương của nguồn E2 nên nguồn E1 là nguồn phát, E2 là máy thu.

Dùng dữ kiện sau để tả lời các câu 8, 9, 10

Cho mạch điện như hình vẽ, E1 = 12V, E2 = 6V, R1 = 4Ω, r1 = r2 = 1Ω.

Bài 18. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là

A. 0,5A

B. 1A

C. 1,5A

D. 2A

Đáp án: C

Cường độ dòng điện chạy trong mạch:

Bài viết liên quan

594
  Tải tài liệu