TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO
Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét
riêng xuất sắc trog số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc
sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.
Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và
trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến
một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.
Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí
ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần
sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.
Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người
đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi
và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả
hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng
nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta]
Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình
tượng nghệ thuật giau sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh
đất mình sinh ra và lớn lên... (Trăng ơi từ đâu đến?)
Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng
giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm
hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của
cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉn, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế... (Cây dừa).
Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới
xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ
Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến
trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...
Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các
tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào? Xác định vấn đề nghị luận của văn bản.
Câu 2. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác
giả bài viết đã phân tích bài nào?
Câu 3. Xác định phép liên kết có trong đoạn văn sau:
Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét
riêng xuất sắc trog số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc
sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.
Câu 4. Kể tên những tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong bài viết.
Câu 5: Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa “du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có
hồn, có nhịp”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
Quảng cáo
3 câu trả lời 72
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào? Xác định vấn đề nghị luận của văn bản.
Văn bản trên thuộc thể loại: Văn bản nghị luận về tác giả và tác phẩm.
Vấn đề nghị luận của văn bản: Văn bản nghị luận về tài năng thơ ca của Trần Đăng Khoa, đặc biệt là sự trong trẻo, xúc động trong thơ ông và những ảnh hưởng của thơ ông đối với người đọc, cũng như sự đặc sắc trong phong cách sáng tác của ông.
Câu 2: Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích bài nào?
Tác giả bài viết đã phân tích bài “Hạt gạo làng ta” để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc. Qua bài thơ này, Trần Đăng Khoa đã miêu tả những hạt gạo và mồ hôi của người nông dân, đồng thời thể hiện hình ảnh những người phụ nữ tảo tần.
Câu 3: Xác định phép liên kết có trong đoạn văn sau:
Đoạn văn sử dụng các phép liên kết từ như:
Liên kết từ bổ sung: "Được biết đến là cây bút nổi bật... Ông luôn có cái nhìn bao quát..."
Liên kết từ tương quan: "những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh" liên kết với phần sau "về cuộc sống".
Liên kết từ giải thích: "những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh" giải thích về cách Trần Đăng Khoa xây dựng tác phẩm.
Câu 4: Kể tên những tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong bài viết.
Những tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong bài viết là:
Khúc hát người anh hùng
Bên cửa sổ may bay
Chân dung và đối thoại
Góc sân và khoảng trời
Hạt gạo làng ta
Trăng ơi từ đâu đến?
Cây dừa
Câu 5: Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa “du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
Lí lẽ: Tác giả cho rằng thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn "du dương như một bản đồng giao" nhờ vào cách gieo chữ có hồn, có nhịp, thể hiện tài năng xuất chúng của ông.
Dẫn chứng:
Tác giả dẫn chứng về thế giới âm thanh trong từng vần thơ của Trần Đăng Khoa, đã khẳng định tài năng của ông ngay từ khi còn rất trẻ (cậu bé mười bốn tuổi).
Tác giả cũng nhắc đến các phép nghệ thuật mà Trần Đăng Khoa sử dụng như ẩn dụ, nhân hóa và từ láy, khiến thơ ông không chỉ hóm hỉnh, vui nhộn mà còn có chiều sâu và tinh tế. Dẫn chứng cụ thể là bài “Cây dừa”.
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận. Vấn đề nghị luận của văn bản là giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là những sáng tác về tuổi thơ, thiên nhiên và quê hương.
Câu 2: Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích bài thơ "Hạt gạo làng ta".
Câu 3: Các phép liên kết có trong đoạn văn:
Phép lặp: "Trần Đăng Khoa" – "Ông" (lặp lại danh từ để liên kết câu).
Phép thế: "Trần Đăng Khoa" được thay thế bằng "Ông" để tránh lặp từ.
Phép liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh đặc điểm nổi bật của Trần Đăng Khoa trong nền thi ca Việt Nam.
Câu 4: Những tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong bài viết:
Khúc hát người anh hùng
Bên cửa sổ máy bay
Chân dung và đối thoại
Góc sân và khoảng trời
Hạt gạo làng ta
Trăng ơi từ đâu đến?
Cây dừa
Câu 5: Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa "du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp", tác giả đã đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng sau:
Nhấn mạnh nhạc điệu trong thơ không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế.
Chỉ ra thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của Trần Đăng Khoa từ khi còn nhỏ.
Dẫn chứng bài thơ Cây dừa, cho thấy cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy để tạo sự hóm hỉnh, vui nhộn nhưng cũng đầy chiều sâu và tinh tế.
Câu 1: Văn bản thuộc thể loại nghị luận văn học. Vấn đề nghị luận: Phong cách thơ Trần Đăng Khoa và dấu ấn tuổi thơ trong tác phẩm của ông.
Câu 2: Tác giả bài viết đã phân tích bài thơ "Hạt gạo làng ta" để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo, xúc động, chạm tới trái tim người đọc.
Câu 3: Phép liên kết có trong đoạn văn:
- Phép thế: "Ông" thay cho "Trần Đăng Khoa".
- Phép lặp: "cuộc sống", "tác phẩm".
Câu 4: Các tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong bài viết:
- Hạt gạo làng ta
- Trăng ơi từ đâu đến?
- Cây dừa
- Góc sân và khoảng trời
- Khúc hát người anh hùng
- Bên cửa sổ máy bay
- Chân dung và đối thoại
Câu 5:
- Lí lẽ: Thơ Trần Đăng Khoa có nhạc điệu tựa đồng dao, giàu tiết tấu, có hồn, có nhịp.
- Dẫn chứng: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy; thơ mang màu sắc hóm hỉnh, vui nhộn nhưng cũng rất sâu sắc (ví dụ trong bài Cây dừa).
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
8 228960
-
1 64186
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 56879
-
Hỏi từ APP VIETJACK11 46681
-
6 43407