Quảng cáo
2 câu trả lời 634
Một câu chuyện nổi bật về tấm gương nhân vật sống có lý tưởng là câu chuyện của Malala Yousafzai, người đã trở thành biểu tượng toàn cầu về quyền giáo dục cho các bé gái.
### Câu chuyện của Malala Yousafzai
Malala Yousafzai sinh năm 1997 tại Mingora, Pakistan, một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột và sự cai trị của Taliban. Từ khi còn nhỏ, Malala đã rất đam mê học tập và muốn đảm bảo rằng tất cả các bé gái đều có cơ hội được đến trường. Dù sống trong một môi trường đầy bất ổn, nơi quyền giáo dục của các bé gái bị xâm phạm nghiêm trọng, Malala không từ bỏ ước mơ của mình.
Năm 2009, Malala viết một blog dưới tên giả về những khó khăn và sự đối mặt với sự áp bức của Taliban đối với giáo dục nữ sinh. Cô lên tiếng mạnh mẽ, bất chấp nguy hiểm, nhằm nâng cao nhận thức về sự thiếu thốn cơ hội học tập của các bé gái ở Pakistan. Tuy nhiên, hành động dũng cảm của Malala không qua được sự chú ý của Taliban. Vào tháng 10 năm 2012, Malala bị bắn bởi một tay súng Taliban khi đang trên xe buýt trở về từ trường học.
Dù bị thương nặng, Malala không chỉ sống sót mà còn tiếp tục đấu tranh cho quyền giáo dục. Sau khi phục hồi, cô đã trở thành một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2014, Malala được trao Giải Nobel Hòa Bình, trở thành người trẻ nhất nhận giải thưởng danh giá này.
Sự kiên cường và lý tưởng của Malala không chỉ là về quyền học tập, mà còn là về sự kiên nhẫn và khả năng đứng vững trước mọi thử thách để theo đuổi những giá trị mình tin tưởng. Câu chuyện của cô truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới và là một ví dụ rõ ràng về một nhân vật sống có lý tưởng, đấu tranh không ngừng cho sự công bằng và quyền lợi của những người khác.
Malala Yousafzai đã chứng minh rằng một cá nhân với lý tưởng và quyết tâm có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong thế giới, dù gặp phải những thử thách và hiểm nguy.
Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26/11/1942 quê ở Hà Nội trong một gia đình có năm người con. Gia đình bác sĩ Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, có bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Tuổi thơ của Đặng Thuỳ Trâm trải qua thời kì khó khăn trong những năm kháng chiến. Chị là người yêu thích văn học nên đã đọc rất nhiều sách, thuộc nhiều thơ, bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật lý tưởng trong văn học như Pavel Korchagin trong "Thép đã tôi thế đấy", Ruồi Trâu...đây là những nhân vật mang lí tưởng luôn rực cháy trong trái tim tuổi thanh xuân của họ. Nối nghiệp bố mẹ, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội và được tốt nghiệp sớm một năm. Sau khi tốt nghiệp chị tình nguyện vượt Trường Sơn vào công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, chị đã có thể lựa chọn cho mình một công việc đúng chuyên môn của mình và sống một cuộc đời yên ổn. Nhưng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã lựa chọn đến nơi chiến đấu ác liệt tàn khốc nhất.
Tháng 3 năm 1967 chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Suốt thời gian ấy, đồng chí đã cùng với các đồng nghiệp của mình cứu chữa cho rất nhiều thương binh và nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ.
Ngày 27/9/1968 chị được kết nạp Đảng, trong bản tự nhận xét của mình, chị viết: "Tha thiết yêu Đảng, yêu Đoàn. Cần phải nỗ lực nhiều để đền đáo công ơn của Đảng. Đối với bạn, đồng chí luôn quan tâm giúp đỡ và thực hiện đấu tranh phê bình tốt. Tích cực, có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Rèn luyện tu dưỡng thường xuyên". Ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ để bảo vệ đồng đội của mình. Chị đã hi sinh anh dũng khi mới hai mươi tám tuổi.
Sau khi tập kích bắn phá Bệnh xá Đức Phổ, một lĩnh Mỹ đã tìm thấy một cuốn sổ tay được bọc bằng vải, định châm lửa đốt, nhưng người thông dịch đã ngăn cản "Đừng đốt, bản thân nó đã có lửa rồi". Đó chính là cuốn nhật kí của chiến sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
Trong cuốn nhật kí liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm viết "Hãy rèn giũa phẩm chất của một người Đảng viên nghe Th. Cuộc đời Th là một cuốn sổ, những dòng chữ ghi trên đó đẹp như một bài ca nhỏ. xin Th hãy ghi tiếp những dòng xứng đáng. Hãy hứa trước toà án lương tâm đi Th nhé Th sẽ giữ trọn tất cả những gì cao quý của một người Đảng viên, một người trí thức..."
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
8 228960
-
1 64186
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 56879
-
Hỏi từ APP VIETJACK11 46681
-
6 43407