1. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với lợi ích của
A. cộng đồng, xã hội. B. nhiều người. C. gia đình, dòng họ. D. bản thân.
Câu 2. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. tự giác. B. bắt buộc. C. cưỡng chế. D. áp đặt.
Câu 3. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. đạo đức. B. pháp luật. C. tín ngưỡng. D. phong tục.
Câu 4. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
A. Đạo đức giúp cá nhân có thêm nhiều tình yêu đối với Tổ quốc.
B. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
C. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.
D. Đạo đức giúp con người thỏa mãn những nguyện vọng của mình.
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của đạo đức đối với gia đình?
A. Tiền bạc là nền tảng để hạnh phúc gia đình bền vững.
B. Đạo đức là nền tảng để hạnh phúc gia đình bền vững.
C. Danh vọng là yếu tố quan trọng để gia đình hạnh phúc.
D. Để gia đình hạnh phúc, cha mẹ cần có địa vị cao trong xã hội.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người. B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người. D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người?
A. Lá lành đùm lá rách. B. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
C. Có chí thì nên. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 8. Cách ứng xử nào sau đây là biểu hiện của người có đạo đức?
A. Không quan tâm đến chuyện riêng tư của người khác.
B. Không quan tâm đến cuộc sống của người khác.
C. Biết tự hào về bản thân.
D. Biết nhận xét, đánh giá bạn bè.
Câu 9. Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?
A. Tôn sư trọng đạo. B. Đông con hơn nhiều của.
C. Bỏ của chạy lấy người. D. Chồng chúa, vợ tôi.
Câu 10. Đối với gia đình, đạo đức được coi là
A. nền tảng của hạnh phúc gia đình. B. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.
C. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc. D. cơ sở tồn tại của gia đình.
Câu 11. Hành vi nào sau đây là thực hiện đạo đức?
A. Chào hỏi khi khách đến nhà. B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
C. Viết đơn xin nghỉ học gửi cô chủ nhiệm. D. Đi tảo mộ ngày cuối năm.
Câu 12. Đạo đức và pháp luật có điểm chung là
A. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện . B. đều mang tính bắt buộc chung.
C. chịu sự tác động của dư luận xã hội. D. đều tham gia điều chỉnh hành vi con người.
Câu 13. Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?
A. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. B. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
C. Đèn nhà ai nấy rạng. D. Kính trên nhường dưới.
Câu 14. Đối với mỗi cá nhân, đạo đức sẽ góp phần
A. tạo nên hạnh phúc gia đình. B. tạo nên một xã hội tươi đẹp.
C. hoàn thiện nhân cách. D. hoàn thiện sức khỏe.
Câu 15. Hành vi nào sau đây là thực hiện đạo đức?
A. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. B. Tổ chức lễ cưới cho con cái.
C. Nhường chỗ ngồi cho người già trên xe buýt. D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 16. Yếu tố nào sau đây thể hiện sự khác nhau giữa thực hiện đạo đức so với thực hiện pháp luật?
A. Bắt buộc. B. Tự giác. C. Cưỡng chế. D. Xử phạt.
Câu 17: Yếu tố nào sau đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?
A. Vịnh Hạ Long B. Truyện kiều Nguyễn Du
C. Phương tiện đi lại D. Nhã nhạc cung đình Huế
Câu 18. “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa
theo hình ảnh của mình”. Phoi-ơ-bắc đã bác bỏ luận điểm nào sau đây về nguồn gốc của loài người?
A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.
D. Chúa tạo ra con người và lịch sử loài người.
Câu 19. Theo quan điểm triết học Mac – Lê-nin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn người
thành loài người?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Khoa học. D. Lao động.
Câu 20. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?
A. Nhu cầu khám phá tự nhiên. B. Nhu cầu có cuộc sống tốt đẹp hơn.
C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. D. Nhu cầu được lao động để tồn tại.
Quảng cáo
6 câu trả lời 16271
1_A; 2_B; 3_B; 4_D; 5_B; 6_A: 7_A; 8_D; 9_A; 10_A; 11_A; 12_D; 13_D; 14_C; 15_C; 16_A; `17_C; 18_A; 19_D; 20_B
1_A; 2_B; 3_B; 4_D; 5_B; 6_A: 7_A; 8_D; 9_A; 10_A; 11_A; 12_D; 13_D; 14_C; 15_C; 16_A; `17_C; 18_A; 19_D; 20_B
1_A; 2_B; 3_B; 4_D; 5_B; 6_A: 7_A; 8_D; 9_A; 10_A; 11_A; 12_D; 13_D; 14_C; 15_C; 16_A; `17_C; 18_A; 19_D; 20_B
1_A; 2_B; 3_B; 4_D; 5_B; 6_A: 7_A; 8_D; 9_A; 10_A; 11_A; 12_D; 13_D; 14_C; 15_C; 16_A; `17_C; 18_A; 19_D; 20_B
#vietjack
Bạn ơi lần sau bạn vui lòng đặt một câu hỏi một lần nhé! Cảm ơn bạn!
1_A; 2_B; 3_B; 4_D; 5_B; 6_A: 7_A; 8_D; 9_A; 10_A; 11_A; 12_D; 13_D; 14_C; 15_C; 16_A; `17_C; 18_A; 19_D; 20_B
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
10 89892
-
42144
-
32937