Câu 4: Mối liên hệ nào sau đây thể hiện phép biện chứng?
A. Giữa bạn Long và bạn Bình. B. Giữa cây cối và nước.
C. Giữa mưa và nước. D. Giữa vứt rác bừa bãi và ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Theo quan điểm triết học đâu là nguồn gốc của sự phát triển?
A. Mâu thuẫn. B. Mặt đối lập.
C. Vượt qua điểm nút. D. Lượng và chất.
Câu 6: Theo quan điểm triết học hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là
A. hoạt động sản xuất vật chất.
B. hoạt động xã hội.
C. hoạt động thực nghiệm khoa học.
D. hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục.
Câu 7: Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng là
A. vận động đối lập với đứng im.
B. thông qua vận động, sự vật hiện tượng thể hiện đặc tính.
C. sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động.
D. hình thức vận động rất đa dạng.
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 9: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. giải quyết mâu thuẫn.
Câu 10: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động
A. cơ học. B. hoá học. C. vật lý. D. sinh học.
Câu 11: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động
A. hoá học. B. vật lý. C. cơ học. D. xã hội.
Câu 12: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là
A. giải quyết mâu thuẫn.
B. mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. mặt đối lập của mâu thuẫn.
Câu 13: Thành ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Sông có khúc, người có lúc. B. Rút dây động rừng.
C. Thấy cây nhưng không thấy rừng. D. Tre già măng mọc.
Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới hay.
B. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
C. Số giàu tay trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
D. Có bột mới gột nên hồ.
Câu 15: Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy.
B. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
C. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
D. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
Câu 16: Các Mác nói “Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói ấy đã nêu được ý nghĩa tích cực của việc vận dụng một quan điểm Triết học duy vật biện chứng vào đời sống xã hội là
A. vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
B. mọi sự vật, hiện tượng thường xuyên vận động.
C. sự chuyển hóa giữa các chất tạo ra cái mới.
D. giải quyết mâu thuẫn tạo nên nguồn gốc phát triển.
Câu 17: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động
A. vật lý. B. cơ học. C. hoá học. D. sinh học
Câu 18: Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là
A. phương pháp thống kê. B. phương pháp luận biện chứng.
C. phương pháp luận logic. D. phương pháp luận siêu hình.