Quảng cáo
2 câu trả lời 160
Tự giác là một khái niệm quan trọng trong nền văn hóa xã hội. Tự giác có nghĩa là khả năng tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi của mình dựa trên các nguyên tắc, giá trị và tiêu chuẩn đạo đức.
Tính tự giác được coi là một phẩm chất cao quý trong con người, cho phép họ đưa ra những quyết định đúng đắn và hợp lý, hành động đúng mực và đạo đức trong các tình huống khác nhau mà không cần sự kiểm soát từ bên ngoài. Tính tự giác giúp con người trở thành những cá nhân có ý thức, trách nhiệm và có khả năng tự quản lý bản thân.
Tính tự giác cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội, vì nó tạo ra một môi trường có trật tự và công bằng, nơi mà mọi người đều tuân thủ các quy tắc và giá trị chung. Tính tự giác cũng giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, vì khi mỗi người đều có tính tự giác, họ sẽ có ý thức đối xử tốt với nhau và tôn trọng những quyền và sở thích của người khác.
Trong ngữ cảnh của nguyên lý xã hội tự giác, mỗi cá nhân nên tự giác tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quy tắc xã hội, đồng thời phải có trách nhiệm và hành động có ý thức để đóng góp vào sự phát triển và hòa bình của xã hội.
Ông cha ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Quả vậy, việc học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt nhất là ý thức tự giác học tập.
Đầu tiên, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Như vậy tự giác học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.
Một học sinh có tinh thần tự giác học tập được biểu hiện cụ thể qua hành động. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể. Người có tinh thần tự giác trong học tập còn có thể tự học - tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
Có thể kể đến một tấm gương vô cùng tiêu biểu về tinh thần tự học. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.
Cần phải có tinh thần tự giác trong học tập vì khối lượng kiến thức của nhân loại giống như một đại dương mênh mông vô tận. Mà những kiến thức học được ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Con người cũng chỉ học tập ở trường lớp cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa khoảng thời gian đó, tự giác học tập để nâng cao tri thức, rút ngắn khoảng cách đến với thành công. Học tập không phải là con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ngắn nhất. Bởi vậy, chúng ta cần biết tự giác học tập.
Một người biết tự giác trong học tập sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tư mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. Khi biết tự giác học tập sẽ rèn luyện cho bản thân khả năng tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Nếu bạn luôn tự giác sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi bạn chính là tấm gương để người khác noi theo.
Tôi - một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ luôn ý thức được trách nhiệm học tập của bản thân. Từ đó, tôi luôn cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần tự giác trong học tập bằng cách xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hiệu quả và nghiêm túc thực hiện.
Như vậy, tinh thần tự giác trong học tập có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của mỗi người. Hãy luôn ý thức để bản thân có được ý thức tự giác học tập. Chắc chắn con đường vươn tới thành công sẽ không còn xa xôi nữa.
Bài này là văn mẫu ạ Bạn có thể tham khảo.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
8 228960
-
1 64186
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 56879
-
Hỏi từ APP VIETJACK11 46681
-
6 43407