Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài Thao tác lập luận phân tích
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 11
KHÁI QUÁT THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Câu 1: Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:
A. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
B. Phân tích là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
C. Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.
D. Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.
Đáp án:
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:
- một nhận định, một văn bản
- tác phẩm, một phần tác phẩm
- nhân vật, các yếu tố cụ thể
- hình tượng
- tất cả các phương án trên
Đáp án:
Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học: một nhận định, văn bản, tác phẩm, một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể,…
Câu 3: Tác dụng của phân tích là:
A. Làm rõ đặc điểm về nội dung
B. Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
C. Làm rõ đặc điểm về hình thức
D. Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng
E. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Tác dụng của phân tích: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc phi giá trị của đối tượng.
Câu 4: Yêu cầu khi phân tích là gì?
A. Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.
B. Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.
C. Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.
D. Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.
Đáp án:
Yêu cầu phân tích: Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Cách làm khi phân tích:
A. Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.
B. Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Đáp án:
Cách làm:
- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết
- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
A. Phân tích
B. Chứng minh
C. Bình luận
D. Bác bỏ
- bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
- trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.
- dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
Đáp án:
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.