Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 11
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 1: Tìm ý cần xác đinh:
A. Xác định giá trị nội dung và tư tưởng
B. Xác định giá trị nghệ thuật
C. Xác định dung lượng
D. Đáp án A và B
E. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
- Tìm ý, tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng với người đọc là thủ pháp nghệ thuật gì? Chi tiết, hình ảnh nào…làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
Câu 2:
Đáp án nào không thuộc bước của phần mở bài?
A. Nêu luận điểm, luận cứ
B. Giới thiệu vài nét về tác giả
C. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm
D. Giới thiệu luận đề cần giải quyết (cần bám sát vào đề bài để giới thiệu luận đề rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề)
Đáp án:
Bước nêu luận đề, luận cứ thuộc phần thân bài
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận theo trình tự phù hợp:
- Tìm ý
- Lập dàn ý
- Tìm hiểu đề
- Xác lập luận cứ
- Xác lập luận điểm
- Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Đáp án:
Các bước làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
+ Xác lập luẩn điểm
+ Xác lập luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Câu 4: Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến tâm trạng,…)
- Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
- giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
Đáp án:
- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến tâm trạng,…)
- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
Câu 5: Văn nghị luận là:
A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.
C. Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.
D. Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Đáp án:
Khái niệm:
- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.
- Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
- Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.
- Văn thuyết minh: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Tích vào những yêu cầu của bài văn nghị luận :
- Đúng hướng
- Bộc lộ trực tiếp tình cảm
- Trật tự
- Mạch lạc
- Trong sáng
- Sinh động
- Hấp dẫn
- Giàu cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh
Đáp án:
Yêu cầu của bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn.
Câu 7: Những thao tác chính của văn nghị luận là gì?
A. Giải thích
B. Phân tích, chứng minh
C. Bình luận, bác bỏ
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Để xác định tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời những câu hỏi nào sau đây?
A. Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?
B. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?
C. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Để xác định tầm quan trọng của tìm hiểu đề, cần trả lời được 4 câu hỏi sau đây:
- Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Viết lại vấn đề rõ ràng ra giấy.
- Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?
- Cần sử dụng thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?
- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Trong bước tìm ý, cần:
A. Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến
B. Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?...
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng với người đọc là thủ pháp nghệ thuật gì? Chi tiết, hình ảnh nào…làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
Đáp án cần chọn là: C