Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 39 Chân trời sáng tạo

Với giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 39 trong Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 10 trang 39.

154


Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 39 Chân trời sáng tạo

Bài 12.1 trang 39 sách bài tập Sinh học 10: Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường

A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.

B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.

C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.

D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong môi trường có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào (môi trường ưu trương), nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.

Bài 12.2 trang 39 sách bài tập Sinh học 10: Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là 

A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.

B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.

D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là nước đi từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) sang nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao):

- Khi cho tế bào vào môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp hơn), nước đi từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.

- Khi cho tế bào đang bị co nguyên sinh vào môi trường nhược (môi trường có thế nước cao hơn), nước đi từ môi trường đi vào trong tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.

Bài 12.3 trang 39 sách bài tập Sinh học 10: Trong thí nghiệm chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất, tại sao lại cắt miếng khoai tây 1 cm mà không cắt miếng to hơn?

A. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ lâu sôi hơn khi đun.

B. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ dễ thấm xanh methylene hơn nên khó quan sát.

C. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ mau sôi hơn khi đun.

D. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ dễ thấm hơn với xanh methylene.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất, cắt miếng khoai tây 1 cm mà không cắt miếng to hơn vì miếng khoai tây nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn hơn, nhờ đó, miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ dễ thấm hơn với xanh methylene, rút ngắn được thời gian thí nghiệm.

Bài 12.4 trang 39 sách bài tập Sinh học 10: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây?

A. Tế bào củ hành tím có kích thước to hơn tế bào củ hành tây nên dễ quan sát.

B. Tế bào củ hành tím là tế bào nhân thực còn tế bào củ hành tây là tế bào nhân sơ.

C. Tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.

D. Tế bào củ hành tím dễ tìm hơn tế bào củ hành tây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, người ta dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây vì tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.

Bài 12.5 trang 39 sách bài tập Sinh học 10: Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là cách nào sau đây?

A. Quan sát và đếm số lượng tế bào bằng kính hiển vi.

B. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu.

C. So sánh kích thước tế bào hồng cầu ếch với hồng cầu người.

D. Bổ sung thêm dung dịch ưu trương vào dung dịch màu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu: Việc giải phóng hemoglobin làm cho huyết thanh hoặc huyết tương xuất hiện màu đỏ nhạt đến màu đỏ anh đào.

Bài viết liên quan

154