Khai thác tư liệu 3, 4 dưới đây và chỉ ra điểm chung trong nội dung phản ánh của hai tư liệu đó

Trả lời Bài tập 3 trang 86 SBT Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

275


Giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam 

Bài tập 3 trang 86 SBT Lịch sử 10:

3.1. Khai thác tư liệu 3, 4 dưới đây và chỉ ra điểm chung trong nội dung phản ánh của hai tư liệu đó.

TƯ LIỆU 3. Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.

TƯ LIỆU 4. Nhìn chung, các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau, không có dân tộc thiểu số nào cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Yếu tố đó nói lên sự hoà hợp của cộng đồng các dân tộc đã có từ lâu đời và đã trở thành đặc điểm lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính chất cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫnnhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

(Theo Vy Xuân Hoa, Chính sách dân tộc của ĐảngNhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trang tin điện tử của Uỷ ban Dân tộc ngày 10-12-2008)

3.2. Dựa vào nội dung bài học và khai thác Tư liệu 3, hãy cho biết vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.

Trả lời:

Phần 3.1: Nội dung của 2 tư liệu trên đều: khẳng định đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam là một truyền thống đã được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài.

Phần 3.2. Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay:

+ Tạo nên một cộng đồng quốc gia gồm nhiều tộc người luôn chung sống hoà hợp, tạo điều kiện xây dựng một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.

+ Là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

+ Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Bài viết liên quan

275