Sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 8.
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử 10 trang 44, 45
Bài tập 1 trang 44, 45 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây.
Câu 1 trang 44 SBT Lịch sử 10: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
B. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939).
D. Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 44 SBT Lịch sử 10: Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dân đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.
B. Cuộc đua vũ trang giữa các cường quốc.
C. Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 3 trang 44 SBT Lịch sử 10: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo.
C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo.
D. Tên lửa, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4 trang 44 SBT Lịch sử 10: Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 44 SBT Lịch sử 10: Máy tính Mác-xin-tốt là của hãng nào?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 6 trang 45 SBT Lịch sử 10: Ai là người đã phát minh ra mạng lưới toàn cầu?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 45 SBT Lịch sử 10: Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là ai?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 8 trang 45 SBT Lịch sử 10: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu khi nào?
A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
B. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).
C. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991).
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 9 trang 45 SBT Lịch sử 10: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải SBT Lịch sử 10 trang 45
Bài tập 2 trang 45 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu sau đây.
C. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại thúc đẩy quá trình xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
D. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Trả lời:
- Những câu đúng: A, B, D.
- Câu sai: C.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 45, 46, 47, 48
Bài tập 3 trang 45, 46, 47, 48 SBT Lịch sử 10: Ghép nối hình ảnh với ô chữ sao cho đúng.
3.1. Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
3.2. Ghép thành tựu ở bên trái với mốc thời gian phù hợp ở bên phải.
|
|
Trả lời:
* Phần 3.1 Ghép
-1 (cách mạng công nghiệp lần thứ 3) - Hình 1, 3, 5;
- 2 (cách mạng công nghiệp lần thứ 4) - Hình 2, 4, 6.
* Phần 3.2 Ghép
Hình 1 - b; Hình 2 - a;
Hình 3 - d Hình 4 - C;
Hình 5 - g; Hình 6 - e.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 48, 49
Bài tập 4 trang 48, 49 SBT Lịch sử 10: Lập bảng thống kê về những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại theo gợi ý dưới đây:
STT |
Tên thành tựu |
Tên tác giả |
Thời điểm ra đời |
Quốc gia xuất hiện đầu tiên |
Lĩnh vực |
Ý nghĩa |
1 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
STT |
Tên thành tựu |
Tên tác giả |
Thời điểm |
Quốc gia |
Lĩnh vực |
Ý nghĩa |
1 |
Máy tính điện tử |
- Giôn Mau li - Prep-pơ Éc-cơ |
1946 |
Mỹ |
Kĩ thuật |
Là công cụ làm việc hữu hiệu, phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người |
2 |
Rô-bốt Asimo |
Trung tâm nghiên cứu kĩ thuật cơ bản Waco của tập đoàn Honda. |
2000 |
Nhật Bản |
Tự động hóa |
Phục vụ cuộc sống của con người (làm việc nhà; chăm sóc người cao tuổi; thăm dò ở những vùng nguy hiểm…) |
3 |
Mạng lưới toàn cầu (world wide web) |
Tim Béc-nơ |
1990 |
Anh |
Công nghệ thông tin |
- Là một không gian thông tin toàn cầu, nơi con người có thể truy cập để đọc, viết thông tin qua các thiết bị kết nối mạng Internet |
4 |
Wifi |
Nhóm các nhà khoa học và công nghệ do Giôn Su-li-van đứng đầu |
1996 |
Mỹ |
Công nghệ thông tin |
- Là công nghệ giao tiếp không dây cho phép các thiết bị điện tử, như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc điện thoại di động, v.v., được kết nối với internet, sử dụng tần số vô tuyến hoặc hồng ngoại để truyền thông tin. |
Giải SBT Lịch sử 10 trang 49
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
Phát biểu ý kiến: đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-goát
* Chứng minh:
- Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất
+ Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt
+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
+ Điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
+ Năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không, Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuất. Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” thay con người. Đển những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.
+ Cùng với sự ra đời và phát triển của internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
+ Các thiết bị điện tử (thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và mạch điện tử) được chế tạo… đã trực tiếp làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học
+ Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: kĩ thuật số (với 3 yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo; Internet kết nối vạn vật; dữ liệu lớn); công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành… Tuy vậy, ranh giới giới giữa các lĩnh vực này ngày càng bị xóa mờ. Ví dụ:
+ Xe tự lái là thành tựu trên lĩnh vực vật lí nhưng cũng đồng thời được ứng dụng trí tuệ thông minh (AI).
+ Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được ứng dụng trong việc giải mã gen (thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Trả lời:
* Thành tựu: mạng Internet
* Tác động:
- Tích cực:
+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;
+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;
+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…
- Tiêu cực:
+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;
+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;
+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…
+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.
+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.