Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin

Trả lời Bài tập 9 trang 35 SBT Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

185


Giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại 

Bài tập 9 trang 35 SBT Lịch sử 10: Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”?

TƯ LIỆU: Một nhà du hành người A-rập đã viết: “Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy”... Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là “Vùng đất đen” vì màu của phù sa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được họ gọi là “Vùng đất đỏ”).

(Theo Uy-li-am G. Đu-kho, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), NXB Oát-uốt, 2010, tr. 16)

Trả lời:

- Câu nói của Hê-rô-đốt khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của sông Nin đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại và cả ngày nay. Cụ thể là:

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất

+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ

+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập, cũng như kết nối Ai Cập với các nước láng giềng,...

Bài viết liên quan

185